CHƯƠNG 10:
ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT
CỦA HỘ DÂN CƯ
10.1. Tình trạng sở hữu nhà ở
Đa số các hộ dân cư sống trong
ngôi nhà/căn hộ thuộc quyền sở hữu riêng
của hộ. Tình trạng thuê/mượn nhà xuất
hiện nhiều ở KVTT và địa phương có
nhiều khu công nghiệp.
Kết quả
TĐT cho thấy, 100% hộ của tỉnh có nhà ở;
trong đó, 93,0% ngôi nhà/căn hộ thuộc sở hữu
riêng của hộ. Tỷ lệ hộ có nhà riêng của tỉnh
cao hơn toàn quốc và vùng ĐBSH. Tỷ lệ hộ có
nhà riêng KVTT cao hơn thành thị 7,5 điểm phần
trăm (tương ứng 95,0% và 87,5%). Số nhà thuê
mượn tập trung chủ yếu ở thành phố
Vĩnh Yên, Phúc Yên và huyện Bình Xuyên, là những nơi có
nhiều hộ gia đình trẻ, hộ công nhân của các
khu công nghiệp… với điều kiện kinh tế còn
khó khăn, chưa đủ khả năng để
sở hữu ngôi nhà của riêng mình. Điều này đã
làm cho tỷ lệ nhà thuê mượn ở KVTT cao gấp
2,5 lần KVNT (tỷ lệ tương ứng là 12,1% và
4,8%). Thành phố Phúc Yên có tỷ lệ hộ sinh sống
trong các ngôi nhà thuê mượn cao nhất, chiếm tới
14,0% tổng số hộ của địa phương,
tiếp theo là Vĩnh Yên 12%, Bình Xuyên 7,8%. Tam Đảo
đạt mức cao nhất tỉnh về tỷ lệ
hộ sở hữu nhà riêng, bằng 97,9% số hộ
của huyện; tiếp theo là huyện Sông Lô với 97,1%.
10.2. Phân loại nhà ở
Gần 99% hộ dân đang sống trong
những ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố. Khoảng
gần 47% số hộ sống trong các ngôi nhà/căn hộ
có diện tích bình quân đầu người từ 30 m2/người trở lên. Diện
tích nhà ở bình quân đầu người của tỉnh
cao thứ hai cả nước.
Phân loại
chất lượng nhà ở của hộ dân cư
dựa trên thông tin về vật liệu chính của ba
bộ phận cấu thành nhà ở, bao gồm cột
(trụ hoặc tường chịu lực), mái và
tường/bao che. Nhà ở của hộ dân cư
được chia thành hai loại: Nhà kiên cố hoặc
bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố hoặc đơn
sơ. Nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là nhà có từ hai
kết cấu chính trở lên được làm bằng
vật liệu bền chắc; nhà thiếu kiên cố
hoặc đơn sơ là nhà chỉ có một trong ba
kết cấu chính hoặc không có kết cấu chính nào
được làm bằng vật liệu bền chắc.
Theo kết quả TĐT ở biểu 10.2,
toàn tỉnh có 98,9% hộ dân cư đang sống trong nhà
kiên cố và bán kiên cố, tỷ lệ này năm 2009 là
98,8%. Tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố
hoặc đơn sơ của tỉnh chỉ còn 1,1%,
thấp hơn nhiều so cả nước (6,9%) và cao
hơn một chút so với vùng ĐBSH (0,7%). Tỷ lệ
nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ ở KVNT là
1,4%; gấp 4,7 lần KVTT. Huyện Tam Đảo và Vĩnh
Tường có tỷ lệ hộ sống trong ngôi nhà thiếu
kiên cố hoặc đơn sơ cao hơn mức chung
của tỉnh (chiếm 1,8% và 1,6% số hộ của
địa phương). Phúc Yên có 99,8% ngôi nhà đạt
tiêu chuẩn kiên cố và bán kiên cố, cao nhất trong các
huyện, thành phố của tỉnh.
Toàn tỉnh có 0,3% hộ dân sống
trong các căn hộ chung cư, chủ yếu là các chung
cư cao tầng ở Vĩnh Yên. Cùng với sự thay
đổi của đời sống xã hội, sở
hữu các căn hộ chung cư đang dần trở
thành lựu chọn mới, phù hợp với những gia
đình trẻ, gia đình ít người và có điều
kiện kinh tế ở mức trung bình.
Vĩnh Phúc hiện
là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 10 cả
nước nhưng lại là tỉnh có diện tích nhà
ở bình quân đầu người tương
đối lớn. Diện tích nhà ở bình quân đầu
người của tỉnh đạt 28,6 m2/người,
cao thứ hai toàn quốc (23,2 m2/người), chỉ sau
Bắc Ninh (29,6 m2/người). Điều này phản
ảnh sự chú trọng về nơi ở và điều
kiện sinh hoạt của người dân Vĩnh Phúc.
Họ đã đầu tư mạnh cho việc xây
dựng các ngôi nhà kiên cố, nhiều tầng, đảm
bảo điều kiện sinh hoạt thiết thực và
không gian chung cho cả gia đình. Diện tích nhà ở bình
quân đầu người KVTT đạt 33,7 m2/người,
cao hơn 6,8 m2/người so với KVNT. So với mức
chung của cả nước thì, người dân thành
thị của Vĩnh Phúc đang được sống
trong những ngôi nhà có diện tích bình quân lớn hơn
tới 9,2 m2/người; con số này đối với
nông thôn là 4,4 m2/người.
Quan sát hình 10.1 ta
thấy, địa phương có diện tích nhà ở bình
quân đầu người cao nhất tỉnh là Vĩnh Yên
với 37,3 m2/người, thứ hai là Phúc Yên: 29,2 m2/người,
thấp nhất là Tam Đảo: 22,8 m2/người.
Những con số cho thấy rằng, rõ ràng, ở khu
vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển hơn thì điều kiện sống của
người dân cũng được đảm bảo
hơn. Bên cạnh những ngôi nhà một tầng truyền
thống, các toà nhà cao tầng xuất hiện ngày càng
nhiều tại các địa phương.
Kết quả
TĐT cho thấy điểm sáng trong bức tranh về
điều kiện sống của người dân Vĩnh
Phúc là có 46,9% số hộ dân sống trong các ngôi nhà với diện
tích bình quân đầu người từ 30 m2/người
trở lên, tức là khoảng gần một nửa số
hộ đang sống trong các ngôi nhà có diện tích lớn.
Con số này của toàn quốc là 34,4%, vùng ĐBSH là 40,0%.
Toàn tỉnh chỉ có 1,7% hộ đang sống trong các ngôi
nhà có diện tích sử dụng chật hẹp, chỉ
đạt dưới 8 m2/người, phần lớn
trong số đó là những ngôi nhà trọ của sinh viên các
trường cao đẳng, đại học và công nhân
đang làm việc trong doanh nghiệp tại các khu công
nghiệp trên ĐB.
Đa số các
hộ dân cư đang sống trong các ngôi nhà/căn hộ
có chất lượng còn tốt, được xây
dựng và bắt đầu đưa vào sử dụng
trong hai thập kỷ vừa qua (từ năm 2000
đến nay) với 78,6%. Tốc độ xây dựng nhà
ở diễn ra mạnh mẽ trong thập kỷ qua tên
ĐB tỉnh, biểu hiện ở con số có 37,3%
hộ dân sống trong các ngôi nhà/căn hộ mới
được xây dựng trong vòng 10 năm trở lại
đây. Các ngôi nhà được xây từ năm 2000
trở lại đây phổ biến hơn cả là ở
Bình Xuyên (44,9%) và Vĩnh Yên (44,4%). Số ngôi nhà xây từ
những năm trước 1975 của toàn tỉnh
chiếm khoảng 0,9%, nghĩa là khoảng 2.800 số
hộ đang sống trong các ngôi nhà đơn sơ được
xây dựng và đưa vào sử dụng lần
đầu từ hơn 44 năm về trước.
Điều này cho thấy, mặc dù tình trạng nhà ở
của hộ dân cư đã được cải
thiện trong thời gian qua nhưng vẫn còn những
hộ phải sống trong các ngôi nhà có chất
lượng kém với tuổi thọ quá dài, có thể không
đảm bảo mức độ an toàn theo quy
định.
10.3. Điều kiện ở và sinh hoạt
a) Điều kiện ở
Điều kiện ở và sinh hoạt
của hộ dân trên ĐB tỉnh được cải
thiện rõ rệt trong 10 năm qua, thể hiện rõ
nhất ở chỉ tiêu số hộ dân được
sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh
đạt tỷ lệ cao. Tuy vậy, tỷ lệ hộ
được sử dụng nguồn nước máy còn
thấp.
Cùng với sự
phát triển của tình trạng, chất lượng nhà
ở thì điều kiện ở và sinh hoạt của
hộ dân cư cũng được cải thiện rõ rệt
trong một thập kỷ qua. Có 100% hộ dân của
tỉnh sử dụng điện lưới thắp sáng.
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước
hợp vệ sinh (bao gồm nước máy, nước
mua, nước giếng khoan, giếng đào
được bảo vệ, nước khe/mó
được bảo vệ) là 98,4%; trong đó, 29,5%
hộ sử dụng nguồn nước máy. Như
vậy, tỷ lệ hộ dân sử dụng nguồn
nước hợp vệ sinh của tỉnh cao hơn
mức 97,4% của toàn quốc nhưng tỷ lệ hộ
sử dụng nguồn nước máy lại thấp
hơn khá nhiều, cả nước có là 52,2% hộ dân
đã được sử dụng nước máy
để ăn uống là chính; cao hơn Vĩnh Phúc 22,7
điểm phần trăm.
Theo biểu 10.5, có
sự chênh lệch khá lớn giữa KVTT và KVNT về
tỷ lệ hộ dân đã được sử dụng
nguồn nước máy, tỷ lệ này ở KVNT khá thấp,
chỉ đạt 14,8%, trong khi ở thành thị là 70,4%. Vì
vậy, tỉnh cần đầu tư xây dựng,
vận hành và đưa vào khai thác thêm nhiều nhà máy
nước sạch tại các địa phương trong
tỉnh, đảm bảo cung cấp đủ nguồn
nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng
của người dân, nhất là cư dân ở KVNT.
Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí
hợp vệ sinh (hố xí tự hoại và bán tự
hoại) cũng tăng mạnh. Toàn tỉnh hiện có 90,2%
hộ sử dụng hố xí tự hoại và bán tự
hoại, cao hơn cả nước (88,9%) và gấp trên 2,4
lần năm 2009. Tỷ lệ hộ dân cư KVTT sử
dụng hố xí hợp vệ sinh là 97,6%, cao hơn 10,1
điểm phần trăm so với KVNT.
Như vậy,
mục tiêu “đến năm 2020 nâng tỷ lệ hộ
gia đình có công trình phụ hợp vệ sinh lên 90%”
của Chiến lược phát triển nhà ở quốc
gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
tại tỉnh cơ bản đã đạt
được.
b) Tiện nghi sinh hoạt
Tỷ lệ hộ có thết bị điện
tử như máy vi tính và điện thoại tăng
mạnh. Các thiết bị sinh hoạt phục vụ
thiết thực cho đời sống và phương
tiện giao thông có động cơ trở nên phổ
biến đối với hộ dân của tỉnh.
Ti vi, đài (radio, radio casetts), máy vi tính (máy
bàn, laptop), điện thoại cố định, di
động, máy tính bảng được xem là những
thiết bị điện tử, nghe nhìn giúp người
dân có thể tiếp cận nhanh, kịp thời với các
thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội trong nước và thế giới. Trong đó, ti vi
đã trở thành một loại thiết bị sinh
hoạt không thể thiếu của hầu hết các
hộ gia đình ở cả khu vực nông thôn và thành
thị.
Toàn tỉnh có
tới 95,3% hộ có sử dụng ti vi, tỷ lệ
hộ dân ở thành thị sử dụng ti vi là 92,3%,
thấp hơn ở nông thôn 4 điểm phần trăm.
Điều này được lý giải là do, người
dân thành thị có thể sử dụng các thiết bị
công nghệ thông minh khác như điện thoại thông
minh, máy tính bảng để xem các chương trình truyền
hình thay thế những chiếc ti vi truyền thống.
Năm 2019, 28,8% hộ dân của tỉnh có
máy vi tính, con số này của năm 2009 chỉ là 7%.
Người dân KVTT sử dụng máy vi tính nhiều hơn
người dân nông thôn với 45,6% hộ dân có máy vi tính,
trong khi ở KVNT chỉ có 22,7% hộ dân sở hữu
thiết bị này. Tỷ lệ hộ có sử dụng thiết
bị thông tin liên lạc gồm điện thoại
cố định, điện thoại di động và máy
tính bảng ở mức rất cao, đạt 91,4%; sự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn của chỉ
tiêu này là không lớn, chỉ 1,3 điểm phần
trăm.
Hình 10.2 cho thấy,
toàn tỉnh có 86,5% hộ dân sử dụng phương
tiện giao thông có động cơ là mô tô, xe gắn máy, xe
đạp điện, xe máy điện cho mục đích
sinh hoạt của hộ; tăng 12,5 điểm phần
trăm so với 10 năm trước. Đặc biệt,
9,4% hộ dân của tỉnh đã có ô tô, cao hơn mức
chung 5,7% của toàn quốc. Sở hữu một chiếc
ô tô đã dần trở nên phổ biến đối
với các hộ dân trên ĐB tỉnh khi mà cứ khoảng
10 hộ thì có 01 hộ có ô tô.
Tiện nghi sinh
hoạt của người dân đã có sự thay
đổi mạnh trong giai đoạn 2009 - 2019, một
số thiết bị sinh hoạt đã trở thành vật
dụng không thể thiếu trong các gia đình, thể
hiện ở một số điểm như: gần 49,7%
hộ dân sử dụng điều hoà nhiệt độ
(nghĩa là, cứ 02 hộ thì có 01 hộ sử dụng
điều hoà nhiệt độ), tăng gần 47
điểm phần trăm; 69,3% hộ có máy giặt,
tăng 62 điểm phần trăm; 91,5% hộ có tủ
lạnh; tăng 62,6 điểm phần trăm so với
năm 2009 và hiện có 71,3% hộ sử dụng bình
tắm nóng lạnh.
Biểu 10.7 cho biết nguồn nhiên liệu
(năng lượng) chính dùng để nấu ăn
của các hộ dân: Toàn tỉnh có 90,3% các hộ dân sử
dụng bếp gas/bioga (278.354 hộ), trong tổng số
308.251 hộ dân của tỉnh, có 5,37% hộ dùng
điện; 4,1% hộ dùng củi để nấu ăn.
Đặc biệt, có 145 hộ không dùng gì để
nấu ăn, hiện tượng này được
hiểu là các hộ dân cư này không nấu ăn tại
nhà, hộ có thể sử dụng đồ ăn nhanh,
xuất ăn theo đơn đặt hàng, hoặc bữa
ăn tại các nhà hàng, quán ăn trên ĐB.
Sử dụng
bếp than để nấu ăn tại các quán hàng kinh
doanh dịch vụ ăn uống vẫn còn tồn tại
ở các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, điểm
đáng mừng là toàn tỉnh chỉ còn 416 hộ dân dùng
than để nấu ăn là chính. Việc sử dụng
bếp than hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của
người dân và môi trường sống, vì vậy,
người dân đã lựa chọn loại bếp khác
thay thế cho việc dùng bếp than trong sinh hoạt (là
loại bếp phổ biến trong thập kỷ
trước) để đảm bảo sức khoẻ
cho gia đình và góp phần bảo vệ môi trường.