CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 

Cuộc TĐT lần này có quy mô lớn, phạm vi rộng, nội dung phức tạp và có sự thay đổi mạnh mẽ, khác biệt nhất so với các kỳ Tổng điều tra trước, đó là việc thực hiện điều tra bằng phiếu điện tử và sử dụng Web điều hành. Sự thay đổi này cũng tạo nên những thuận lợi và khó khăn nhất định cho quá trình thực hiện. Từ việc tổ chức thành công cuộc TĐT trên phạm vi toàn tỉnh, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây để triển khai thực hiện tốt hơn các cuộc điều tra thống kê trong thời gian tới.

Thứ nhất: Sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong tỉnh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công.

Thứ hai: Phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết cho từng công đoạn, đảm bảo sát với tình hình thực tế tại địa phương và phù hợp với Phương án điều tra để chỉ đạo, triển khai một cách khoa học, hiệu quả và khả thi nhất.

Thứ ba: Việc huy động lực lượng tham gia nhất là đội ngũ TT, ĐTV phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm.

Thứ tư: Cần có các biện pháp, hình thức tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra để các cơ quan, đơn vị, người dân biết và tích cực hợp tác, giúp ĐTV và GSV hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ năm: Tổ chức tập huấn phải đảm bảo thời gian và nội dung nghiệp vụ, quán triệt đầy đủ các nội dung của Phương án điều tra, Kế hoạch thực hiện; đổi mới, sáng tạo trong hình thức truyền đạt, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra theo hướng trực quan, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ.

Thứ sáu: Công tác chỉ đạo, KTGS phải được duy trì chặt chẽ, thường xuyên và thực hiện đối với tất cả các công đoạn của cuộc điều tra.