CHƯƠNG 4:

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ

 

4.1. Quy mô dân số

Dân số của tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 1.151.154 người. Tốc độ tăng dân số hàng năm của tỉnh đang có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng dân số b́nh quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,41%, cao hơn con số 0,82% của giai đoạn 1999 - 2009.

Dân số toàn tỉnh là 1.151.154 người, trong đó, dân số nam là 573.621 người, chiếm 49,83%; dân số nữ là 577.533 người, chiếm 50,17%; khu vực thành thị (KVTT) có 294.994 người, chiếm 25,63%; khu vực nông thôn (KVNT) có 856.160 người, chiếm 74,37% tổng dân số của tỉnh.

Năm 2019, Vĩnh Phúc là địa phương có quy mô dân số đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố của cả nước (đă tăng 3 bậc so với năm 2009) và đứng thứ 9/11 tỉnh, thành phố của Vùng Đồng bằng Sông Hồng (vùng ĐBSH).

 

Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh đă tăng thêm 151.368 người. Tỷ lệ tăng dân số b́nh quân giai đoạn 2009 - 2019 là 1,41%/năm; cao hơn 0,27 điểm phần trăm so với con số 1,14%/năm của cả nước và cao hơn giai đoạn 1999 - 2009 là 0,59 điểm phần trăm.

4.2. Mật độ dân số

Mật độ dân số của tỉnh tăng qua ba kỳ Tổng điều tra năm 1999, 2009, 2019 và hiện cao gấp 3,2 lần mật độ dân số chung của cả nước.

Mật độ dân số của tỉnh năm 2019 là 932 người/km2, đă tăng 120 người/km2 so với 10 năm trước đây và có sự phân bố không đồng đều giữa khu vực thành thị, nông thôn, giữa các huyện, thành phố của tỉnh. Kết quả TĐT cho biết, Vĩnh Phúc hiện là địa phương có mật độ dân số cao thứ 10 toàn quốc, thấp hơn b́nh quân 1.060 người/km2 của vùng ĐBSH nhưng cao hơn nhiều so với mức 290 người/km2 chung của cả nước.

Thành phố Vĩnh Yên có mật độ dân số cao nhất tỉnh, 2.364 người/km2; tiếp theo là huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường với trên 1.400 người/km2, huyện Tam Đảo là địa mức tăng số lượng người dân sinh sống trên một km2 thấp nhất tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2019.

 

4.3. Dân số phân theo dân tộc

Người dân tộc Kinh chiếm đa số trong số dân của tỉnh, các thành phần dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp nhưng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2009 - 2019.

Theo kết quả TĐT, trên địa bàn tỉnh có xuất hiện của 41 dân tộc (xuất hiện thêm 12 dân tộc mới, giảm dân tộc Xinh Mun so với năm 2009). Trong tổng số dân của tỉnh, dân tộc Kinh chiếm 95,19% với 1.095.766 người, c̣n lại dân tộc thiểu số và nước ngoài chỉ chiếm 4,81% với 55.388 người (năm 2009 là 4,29%). Sau 10 năm, tỷ lệ người dân tộc Kinh trong tổng số dân của các địa phương chỉ tăng nhẹ ở thành phố Phúc Yên (từ 94,17% năm 2009 lên 94,25% năm 2019) nhưng lại giảm ở cả 8 huyện, thành phố c̣n lại của tỉnh.

Trong nhóm các dân tộc khác, 6 dân tộc có số dân trên 1.000 người là: Sán D́u: 46.222 người, bằng 83,45% người dân tộc thiếu số của tỉnh; Tày: 2.451 người = 4,43%; Sán Chay: 1.912 người = 3,45%; Mường: 1.292 người = 2,33%; Dao: 1.100 người = 1,99%; Nùng: 1.052 người = 1,90%. Các dân tộc thiểu số c̣n lại chiếm tỷ tệ nhỏ trong tổng dân số của tỉnh.

Đồng bào dân tộc thiểu số có sự phân bố không đồng đều ở các địa phương. Tam Đảo là huyện tập trung đông nhất người dân tộc thiểu số sinh sống với 35.388 người, bằng 42,16% dân số toàn huyện và 63,89% số người dân tộc thiểu số của cả tỉnh. Tam Dương, Yên Lạc và Vĩnh Tường là các địa phương có tỷ lệ người dân tộc Kinh chiếm trên 99,5% số dân toàn huyện.

4.4. Dân số phân theo tôn giáo

Năm 2019, đa số người dân của tỉnh không theo tôn giáo với 1.126.905 người. Toàn tỉnh có 24.249 người theo các tôn giáo, chiếm 2,11% dân số; trong đó, chủ yếu là người Công giáo.

Trong các tôn giáo th́ Công giáo có 21.007 người, chiếm 86,63% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 1,83% số dân của tỉnh; xếp thứ hai là số người theo Phật giáo với 3.153 người, chiếm 0,27%; các tôn giáo khác c̣n lại có số lượng rất nhỏ, chỉ có từ 01 người đến 59 người. Như vậy, tỷ lệ người theo các tôn giáo của tỉnh đă giảm từ 2,3% năm 2009 xuống c̣n 2,11% năm 2019. Số người theo Phật giáo nhiều nhất là ở Vĩnh Tường (1.354 người) và B́nh Xuyên (1.075 người). Số người theo Công giáo nhiều nhất là ở B́nh Xuyên (8.883 người) và Phúc Yên (7.150 người).

So với năm 2009, trên địa bàn tỉnh đă xuất hiện thêm 5 tôn giáo mới là Cao Đài, Phật giáo Ḥa Hảo, Tôn giáo Bahai, Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Giáo hội Các thành hữu Ngày sau của Chúa Giê su Ky tô (Mormon).

 

 

4.5. Quy mô hộ

Số người b́nh quân một hộ có xu hướng giảm từ mức 3,8 người/hộ năm 2009 xuống c̣n 3,7 người/hộ năm 2019. Cứ 12 hộ dân cư th́ có 01 hộ độc thân.

Tính đến ngày 01/4/2019, toàn tỉnh có 308.251 hộ dân cư, tăng 42.448 hộ, bằng 16% so với cùng thời điểm năm 2009. Trong đó, có 81.378 (= 26,4%) hộ ở KVTT, 226.873 hộ ở KVNT (= 73,6%). Năm 2009, toàn tỉnh có 25,5% hộ dân sống ở KVTT. Như vậy, tỷ lệ hộ dân sống ở thành thị chỉ tăng khoảng 01 điểm phần trăm sau 10 năm, tốc độ đô thị hóa của tỉnh nh́n chung c̣n rất chậm.

Quy mô hộ b́nh quân của tỉnh là 3,7 người/hộ, cao hơn b́nh quân 3,6 người/hộ của cả nước và không có sự chênh lệch nhiều giữa hai khu vực thành thị và nông thôn (3,6 và 3,8 người/hộ).

Nếu xét theo đơn vị hành chính cấp huyện, th́ Yên Lạc là huyện có b́nh quân số người/hộ cao nhất tỉnh, ở mức 3,9 người/hộ và cũng là địa bàn có tỷ lệ hộ 5 người trở lên cao nhất với 34,6%. Chỉ có 3 địa phương có số nhân khẩu b́nh quân/hộ thấp hơn b́nh quân chung của cả tỉnh là Vĩnh Yên, Phúc Yên và Lập Thạch (3,6 người/hộ).

Loại h́nh hộ dân cư phổ biến chung trên địa bàn tỉnh là có từ 2 đến 4 người, chiếm 61,3% tổng số hộ. Số hộ có từ 5 người trở lên chiếm 30,1%; cao hơn năm 2009. Tỷ lệ hộ độc thân (hộ có 01 người) chiếm 8,6%, thấp hơn mức chung toàn quốc và vùng ĐBSH nhưng có xu hướng tăng trên địa bàn. Tuy nhiên, độ chênh lệch về tỷ lệ hộ độc thân trong tổng số hộ giữa hai khu vực thành thị và nông thôn đă dần thu hẹp sau 10 năm. Năm 2009, mức chênh lệch là 11,3 điểm phần trăm, đến năm 2019 chỉ c̣n 4,2 điểm.

Thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên có tỷ lệ hộ độc thân khá cao, ở mức 10,7% và 14,7%; cao hơn nhiều so với tỷ lệ 8,6% hộ độc thân trong tổng số hộ của toàn tỉnh nhưng đă giảm sâu so với năm 2009 (15,5% và 21,6%); trong khi đó, tỷ lệ hộ chỉ có 1 người tăng ở cả 7 huyện c̣n lại của tỉnh.

B́nh Xuyên là địa phương có nhiều công nhân làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn hiện sống độc thân trong các ngôi nhà trọ, v́ vậy, có tỷ lệ hộ chỉ một nhân khẩu cao thứ 3 của tỉnh, chiếm 8,8% số hộ của huyện. Huyện Tam Đảo có số lượng hộ từ 2 đến 4 nhân khẩu cao nhất cả tỉnh với 67,4%, trong khi tỷ lệ hộ độc thân lại thấp nhất, chỉ chiếm 6,1% tổng số hộ của huyện.

4.6. Tỷ số giới tính

Tỷ số giới tính tỉnh Vĩnh Phúc liên tục tăng trong giai đoạn từ 1999 đến 2019, ghi nhận 3 ĐVHC cấp huyện có tỷ số giới tính của dân số ở mức đáng lo ngại, đă vượt quá con số 100.

Tỷ số giới tính của dân số được tính bằng dân số nam trên 100 dân số nữ. Kết quả TĐT cho thấy, tỷ số giới tính của Vĩnh Phúc hiện là 99,3 nam/100 nữ; cao hơn toàn quốc (99,1) và cao thứ 3 Vùng ĐBSH sau Quảng Ninh (103,5) và Hưng Yên (100,1); tỷ số giới tính của KVTT là 97,8 nam/100 nữ, KVNT là 99,9 nam/100 nữ. Có 3 địa phương có tỷ số giới tính của dân số lớn hơn con số 100 là Lập Thạch, Tam Đảo và B́nh Xuyên, trong đó mất cân bằng giới tính lớn nhất xảy ra ở Tam Đảo, 103 nam/100 nữ.

Tỷ số giới tính có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2009 - 2019 và tăng cả ở 3 khu vực quan sát là chung toàn tỉnh, thành thị và nông thôn (năm 2009 là 97,6; 96,3 và 98,0) và hiện tiệm cận con số 100, đồng nghĩa với việc tỷ số giới tính khi sinh đă vượt xa con số 100. Đây là thực trạng đáng báo động về sự mất cân bằng giới tính khi sinh trên ĐB tỉnh.

 

 

4.7. Phân bố dân cư

Tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh mặc dù đă tăng so với năm 2009 nhưng vẫn c̣n thấp và mức tăng c̣n chậm.

a) Phân bố dân cư theo khu vực thành thị và nông thôn

Theo kết quả TĐT, dân số thành thị là 294.994 người, chiếm 25,63% tổng dân số toàn tỉnh; dân số nông thôn là 856.160 người, chiếm 74,37%. Như vậy, 1/4 dân số của Vĩnh Phúc hiện sống ở các phường và thị trấn, tỷ lệ này đang ở mức thấp hơn nhiều so với toàn quốc (34,4%) cũng như trong vùng ĐBSH (34,85%).

Tỷ lệ tăng dân số thành thị chỉ tăng được 3,18 điểm phần trăm sau 10 năm, thấp hơn mức tăng 4,8 điểm phần trăm của toàn quốc, tốc độ đô thị hóa của tỉnh c̣n chậm so với mức chung của cả nước.

 

b) Phân bố dân cư huyện, thành phố

Phân bố dân cư giữa các huyện, thành phố không đều và có sự khác biệt chủ yếu do quy mô diện tích và yếu tố kinh tế, văn hóa, xă hội. Huyện Vĩnh Tường đông dân nhất với 205.345 người, chiếm 17,8%; tiếp theo là huyện Yên Lạc, 156.456 người, chiếm 13,6%; huyện Tam Đảo có quy mô dân số thấp nhất với 83.931 người, chỉ chiếm 7,3% dân số của tỉnh.

 

Sau 10 năm, phân bố dân cư giữa các huyện, thành phố nh́n chung không có biến động lớn. Sự tăng, giảm tỷ trọng dân số của các địa phương phần lớn phụ thuộc vào yếu tố biến động cơ học của dân số. Vĩnh Yên và B́nh Xuyên có tỷ trọng dân số tăng cao hơn nơi khác v́ đây là hai địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của tỉnh, đă thu hút nhiều lao động của các huyện khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn.

 

4.8. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính

Chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhưng Vĩnh Phúc vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, cứ một người phụ thuộc trung b́nh được“gánh đỡ”bởi hai người trong độ tuổi lao động.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính phản ánh bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết, tốc độ tăng dân số của một tập hợp dân số tại một thời điểm xác định và được mô tả bằng tháp dân số. Tháp dân số là một công cụ thông dụng được dùng để biểu thị sự kết hợp cơ cấu tuổi và giới tính của dân số dưới dạng h́nh học, đặc trưng là h́nh tháp. Tháp dân số gồm hai phần biểu thị dân số nam và dân số nữ được phân chia bởi đường cao từ đáy tháp lên đỉnh tháp. H́nh dạng của tháp dân số cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu tuổi và giới tính của dân số; đồng thời, được sử dụng để đánh giá sự chuyển dịch cấu trúc dân số qua các năm. Bề rộng của nhóm tuổi trẻ nhất (phần đáy tháp) phản ánh sự tăng hay giảm của mức sinh so với những năm trước, bề rộng của nhóm tuổi cao nhất (phần đỉnh tháp) phản ánh sự thay đổi hay xu hướng già hóa dân số.

 

Quan sát tháp dân số năm 2009 và 2019 của tỉnh ở h́nh 4.7 ta thấy, ở độ tuổi càng trẻ, dân số nam luôn nhiều hơn dân số nữ và ngược lại. Tuy nhiên, có sự thay đổi lớn sau 10 năm: ở phần đáy tháp dân số năm 2019, nhóm tuổi từ 0-4 và từ 5-9 tuổi có bề rộng lớn nhất. Đây là nhóm người trẻ dưới 10 tuổi nên ít có sự di chuyển, sự gia tăng tỷ lệ người ở nhóm tuổi này chủ yếu là do mức tăng của tỷ lệ sinh. Như vậy, mức sinh những năm của thập kỷ 2010 - 2019 đă tăng cao hơn giai đoạn trước năm 2009.

Phần giữa tháp năm 2019, hai thanh của nhóm tuổi 15-19 và 20-24 thu hẹp hơn so với năm 2009 cho biết tỷ trọng lực lượng thanh niên trẻ của tỉnh đang có xu hướng giảm. Nhóm tuổi từ 25-64 của tháp năm 2019 mở rộng và có sự cân đối hơn về giới tính so với các nhóm tuổi c̣n lại. Số lượng người trong độ tuổi lao động của tỉnh đang chiếm tỷ lệ lớn. Lực lượng lao động dồi dào là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về đảm bảo an sinh xă hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân của tỉnh.

Phần đỉnh tháp dân số năm 2019 mở rộng hơn so với năm 2009 biểu thị số người ở độ tuổi cao ngày càng tăng, nhất là nhóm người từ 85 tuổi trở lên. Theo kết quả TĐT, số người từ 85 tuổi trở lên năm 2019 của toàn tỉnh là 15.807 người, cao gấp 1,5 lần năm 2009 (10.579 người).

- Cơ cấu dân số vàng:

Theo một số nghiên cứu của Liên hợp quốc, cơ cấu dân số được coi là trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi nhóm dân số trẻ em (0-14 tuổi) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 30% và nhóm dân số người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) chiếm tỷ trọng thấp hơn 15% tổng dân số.

Kết quả TĐT ở biểu 4.9 cho thấy, tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi chiếm 63,4% (giảm 4,2 điểm phần trăm so với năm 2009), tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 27,6% và 8%. Như vậy, Vĩnh Phúc đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, khi mà cứ một người phụ thuộc được “gánh đỡ” bởi hai người trong độ tuổi lao động.

Mặc dù thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức mà tỉnh cần phải giải quyết như cần nâng cao tŕnh độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi nhiệm vụ của người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời, các giải pháp kết nối cung - cầu thị trường lao động, tạo sinh kế cho người dân, giảm bớt áp lực về t́nh trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, bảo đảm trật tự, an toàn, an sinh xă hội… cũng cần tiếp tục chú trọng thực hiện.

 

- Tỷ số phụ thuộc:

Tỷ số phụ thuộc là chỉ tiêu đánh giá gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động, phản ánh tác động của mức sinh, mức chết đến cơ cấu tuổi và lực lượng lao động. Tỷ số phụ thuộc chung biểu thị phần trăm của dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64. Trong đó, tỷ số phụ thuộc trẻ em biểu thị phần trăm của dân số dưới 15 tuổi trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64 và tỷ số phụ thuộc người già biểu thị phần trăm của dân số từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64.

 

 

Kết quả TĐT cho biết, sau 10 năm, tỷ số phụ thuộc chung của dân số tỉnh nhà đă tăng 9,5 điểm phần trăm, từ 45,9% năm 2009 lên 55,4% năm 2019. Trong đó, tỷ số phụ thuộc trẻ em tăng mạnh hơn tỷ số phụ thuộc người già (7,6 điểm phần trăm và 1,9 điểm phần trăm). Như vậy, gánh nặng của dân số có khả năng lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh ngày càng tăng; hàng năm, số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều. Trong ṿng 5 năm tới, sẽ có khoảng 90.000 người bước vào độ tuổi lao động. Do vậy, để duy tŕ cơ cấu dân số trong tuổi lao động hợp lư, tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách dân số để duy tŕ mức sinh thay thế. Ngoài ra, vấn đề phát triển kinh tế - xă hội, tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, nhất là cho những đối tượng gia nhập thị trường lao động hàng năm, hạn chế t́nh trạng di cư lao động trẻ, lao động có kỹ năng… cũng là những giải pháp quan trọng để giữ ổn định cơ cấu dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xă hội một cách toàn diện và vững mạnh.

- Già hóa dân số: Sự già hóa dân số phản ánh quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa: là phần trăm dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi.

Tại Vĩnh Phúc, chỉ số già hóa của dân số năm 2019 tăng 3,8 điểm so với năm 2009, trong khi toàn quốc tăng 12,8 điểm và vùng ĐBSH tăng 6,2 điểm phần trăm. Như vậy, tốc độ già hóa của dân số của Vĩnh Phúc chậm hơn so với toàn quốc và vùng ĐBSH. Dự báo, chỉ số già hóa sẽ tăng ở những năm tiếp theo nhưng vẫn duy tŕ ở mức độ chậm khi mà tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi tiếp tục tăng với mức cao hơn tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên trong tổng dân số của tỉnh.

 

 

 

Vĩnh Tường và Sông Lô là hai huyện có chỉ số già hóa của dân số cao nhất (tương ứng lần lượt là 49,8% và 48,5%). Huyện Tam Đảo có chỉ số già hóa thấp nhất so với các huyện c̣n lại trong tỉnh (32,3%), nhưng hiện đang là khu vực có chỉ số già hóa tăng nhanh với mức tăng 5,8 điểm phần trăm sau 10 năm. Phúc Yên là địa phương có tốc độ già hóa của dân số tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2009 - 2019 với 7,4 điểm, t́nh trạng ngược lại xảy ra ở huyện Tam Dương, chỉ tăng 1 điểm phần trăm sau 10 năm.

 

4.9. Đăng kư khai sinh của trẻ em dưới 5 tuổi

Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh được đăng kư khai sinh, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng kư khai sinh của tỉnh cao hơn toàn quốc vùng ĐBSH.

Theo kết quả TĐT, toàn tỉnh có 99,9% trẻ em dưới 5 tuổi đă được đăng kư khai sinh, cao hơn so với toàn quốc 1,1 điểm phần trăm và cao hơn khu vực ĐBSH là 0,3 điểm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh đă đăng kư khai sinh đạt tỷ lệ cao và đồng đều theo đơn vị hành chính cấp huyện, khu vực thành thị, nông thôn và giới tính. Cả tỉnh có 151 trẻ em chưa được đăng kư khai sinh, chủ yếu là trẻ mới sinh được ít ngày và gia đ́nh chưa kịp đăng kư hộ tịch với cơ quan chức năng.

4.10. Hôn nhân

Nam giới kết hôn muộn hơn nữ giới. Vẫn c̣n 9,8% nữ giới trong độ tuổi 20-24 kết hôn lần đầu trước 18 tuổi.

Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mức sinh và di cư, từ đó ảnh hưởng tới sự thay đổi của dân số. TĐT đă thu thập thông tin về t́nh trạng hôn nhân đối với tất cả những người từ 15 tuổi trở lên; theo đó, t́nh trạng hôn nhân được chia thành hai nhóm: đă từng kết hôn và chưa từng kết hôn. Đă từng kết hôn là t́nh trạng một người đă kết hôn ít nhất một lần và đến thời điểm TĐT họ thuộc một trong bốn nhóm: đang có vợ/chồng, góa vợ/chồng, ly hôn hoặc ly thân.

- Xu hướng kết hôn: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ/chồng của tỉnh khá cao, chiếm 74,3% dân số từ 15 tuổi trở lên, cao hơn mức chung của toàn quốc và Vùng ĐBSH, đă tăng 6,2 điểm phần trăm so với năm 2009. Kết quả TĐT cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đă từng kết hôn là 83,1%. Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên góa, ly hôn hoặc ly thân không có sự khác biệt nhiều so với năm 2009, nhưng tỷ lệ chưa vợ/chồng giảm 6,9 điểm.

 

 

Phúc Yên là khu vực tập trung nhiều học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề sinh sống nên có tỷ lệ người chưa vợ/chồng cao nhất tỉnh, bằng 22,4% dân số 15 tuổi trở lên của địa phương. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có vợ/chồng cao nhất ở huyện Sông Lô, chiếm gần 76,7%; tiếp theo là huyện Lập Thạch, 75,6%. Tam Dương và Tam Đảo là hai huyện có tỷ lệ dân số ly hôn khá cao, chiếm 2% dân số từ 15 tuổi trở lên của địa phương.

 

 

- Tuổi kết hôn trung b́nh lần đầu: Tuổi kết hôn trung b́nh lần đầu (SMAM) phản ánh số năm trung b́nh của một thế hệ giả định đă sống độc thân trước khi kết hôn lần đầu.

Qua kết quả TĐT ta thấy, người dân Vĩnh Phúc kết hôn khá sớm với SMAM là 23,8 tuổi; thấp hơn toàn quốc (25,2 tuổi) và Vùng ĐBSH (25,1 tuổi). SMAM của dân số Vĩnh Phúc đă tăng 0,5 tuổi so với 10 năm trước nhưng nữ giới lại có xu hướng kết hôn ở độ tuổi trẻ hơn so với năm 2009, giảm từ 22,1 tuổi xuống 21,7 tuổi. SMAM có sự khác biệt theo khu vực và giữa các địa phương. Người dân ở thành thị có xu hướng kết hôn muộn hơn ở nông thôn. Phúc Yên là nơi có SMAM của dân số 15 tuổi trở lên cao nhất tỉnh đối với cả nam và nữ, tiếp theo là thành phố Vĩnh Yên, điều ngược lại xảy ra ở huyện Sông Lô.

 

 

Kết hôn sớm: Kết hôn trước 18 tuổi là trường hợp kết hôn không được pháp luật thừa nhận, được gọi kết hôn sớm hay “tảo hôn”.

Trong TĐT và các cuộc điều tra thống kê chọn mẫu về dân số khác, thuật ngữ “kết hôn” bao gồm những người được luật pháp hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc chung sống với người khác giới như vợ chồng. Luật Hôn nhân và Gia đ́nh Việt Nam quy định tuổi kết hôn đối với nam giới là đủ 20 tuổi, đối với nữ giới là đủ 18 tuổi.

TĐT cho biết, toàn tỉnh có 9,8% phụ nữ từ 20-24 tuổi tảo hôn, trong đó, đa số là nữ giới sống ở KVNT và có cả trường hợp “tảo hôn” trước 15 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn trước 18 tuổi của toàn quốc là 9,1% và Vùng ĐBSH là 6,0%, thấp hơn Vĩnh Phúc.

4.11. Khuyết tật

Tỷ lệ khuyết tật của tỉnh không có sự chênh lệch với mức chung của toàn quốc và thấp hơn vùng ĐBSH. Tỷ lệ khuyết tật của người từ 5 tuổi trở lên ở nữ giới cao hơn so với nam giới, ở nông thôn cao hơn thành thị.

 

TĐT sử dụng bộ câu hỏi rút gọn để xác định t́nh trạng khuyết tật của người từ 5 tuổi trở lên, gồm 6 câu hỏi liên quan đến khó khăn mà một người gặp phải về các chức năng: nghe, nh́n, vận động, ghi nhớ hay tập trung chú ư, tự chăm sóc bản thân và giao tiếp theo các thang đánh giá về mức độ khó khăn của mỗi chức năng là: không khó khăn, khó khăn một chút, rất khó khăn hoặc không thể. Một người được tính là khuyết tật nếu người đó rất khó khăn hoặc không thể thực hiện một trong 6 chức năng nêu trên. Trong TĐT, những người cao tuổi gặp khó khăn do vấn đề tuổi tác th́ được ghi nhận về t́nh trạng khó khăn mà họ gặp phải, nhưng những người gặp khó khăn tạm thời trong thời gian điều trị bệnh và chắc chắn sẽ b́nh phục trong thời gian sắp tới th́ không sẽ ghi nhận về t́nh trạng khó khăn tạm thời đang gặp phải của họ.

 

 

Biểu 4.14 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật tại Vĩnh Phúc là 3,7%, bằng mức chung của toàn quốc và thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với vùng ĐBSH. Tỷ lệ khuyết tật ở phái nữ cao hơn phái nam, ở KVNT cao hơn KVTT và ở độ tuổi càng cao th́ tỷ lệ khuyết tật có xu hướng càng cao.

Huyện Lập Thạch có tỷ lệ dân số khuyết tật cao nhất cả tỉnh (5,0%), đồng thời là huyện có mức chênh lệch tỷ lệ người khuyết tật giữa 2 giới tính cao nhất so với các địa phương c̣n lại với khoảng cách là 2,3 điểm; Vĩnh Yên được ghi nhận là địa phương có tỷ lệ người khuyết tật thấp nhất, chỉ chiếm 2,4% số người từ 5 tuổi trở lên của thành phố.

 

 

Theo kết quả ở biểu 4.15, toàn tỉnh có 92,6% người từ 5 tuổi trở lên không gặp khó khăn về sức khỏe, tỷ lệ không gặp khó khăn về sức khỏe cao nhất ở nhóm tuổi từ 6-10, 15-19 và 25-29, đạt 98,2%.

Tỷ lệ dân số không gặp khó khăn về sức khỏe của các nhóm tuổi từ 15 đến 39 ở mức cao, ở thành thị cao hơn nông thôn 0,5 điểm phần trăm, phái nam cao hơn phái nữ là 1,9 điểm phần trăm. Xét theo đơn vị hành chính cấp huyện, tỷ lệ dân số không gặp khó khăn về sức khoẻ của các huyện, thành phố là tương đối đồng đều, đều đạt từ 91% trở lên; riêng huyện Lập Thạch có tỷ lệ dưới 90% và là mức thấp nhất trên phạm vi toàn tỉnh.