CHƯƠNG 5:
MỨC SINH
Mức sinh là một nhân tố quan trọng
tác động đến tăng trưởng dân số, là
thông tin đầu vào cho việc xây dựng và thực
hiện các chính sách về dân số và phát triển
đất nước. Mức sinh chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh
tế, văn hóa, xă hội, y tế và môi trường.
TĐT thu thập thông tin về lịch sử sinh của
phụ nữ từ 10-49 tuổi thuộc các ĐBĐT
mẫu (gồm các thông tin: số con đă từng sinh;
số con hiện c̣n sống; số con đă chết; tháng
và năm sinh dương lịch của lần sinh gần
nhất, số con trai và số con gái của lần sinh
gần nhất; số con trai và số con gái
được sinh ra từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019)
để ước lượng các chỉ tiêu về
mức sinh.
5.1. Tổng tỷ suất sinh
Mức sinh của Vĩnh Phúc vẫn duy tŕ
tương đối ổn định trong thập
kỷ qua, tổng tỷ suất sinh xu hướng tăng
từ năm 2015 trở lại đây và cao hơn tổng
tỷ suất sinh của toàn quốc và vùng ĐBSH.
Ước
lượng tổng tỷ suất sinh (TFR) của Vĩnh
Phúc từ kết quả TĐT là 2,39 con/phụ nữ, cao hơn
tổng TFR của toàn quốc và vùng ĐBSH (2,09 và 2,35). TFR
của tỉnh bắt đầu tăng và trở nên cao
hơn mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) từ
năm 2013. Vấn đề này đặt ra thách thức
cho công tác dân số của tỉnh nhà. Trong thời gian
tới, tỉnh cần tiếp tục thực hiện
tốt các chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia
đ́nh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, các
chương tŕnh dân số và phát triển… trên địa
bàn.
5.2. Sinh con ở tuổi chưa thành niên
Trên địa bàn tỉnh, vẫn có t́nh
trạng phụ nữ sinh con ở tuổi chưa thành
niên.
Chưa thành niên là những người
chưa đủ 18 tuổi. TĐT thu thập thông tin
về t́nh h́nh sinh con của trẻ em nữ chưa thành
niên (từ 10 đến 17 tuổi), nhóm tuổi đang
trong quá tŕnh phát triển về thể chất lẫn tinh
thần và chưa phù hợp để làm mẹ, nhằm
cung cấp căn cứ chính xác đánh giá thực trạng
trẻ em gái sinh con ở độ tuổi này, từ
đó hoạch định các chính sách bảo vệ cần
thiết.
Theo kết quả
TĐT của tỉnh, vẫn c̣n tồn tại các
trường hợp trẻ em nữ chưa thành niên sinh con
trong 12 tháng trước thời điểm điều tra.
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 10-17
tuổi sinh con trong 12 tháng trước ngày 01/4/2019 của
tỉnh là 1,2%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ chung của toàn quốc và không có
sự khác biệt nhiều giữa hai khu vực thành
thị và nông thôn, nhưng nó biểu hiện xu hướng
kết hôn và sinh con sớm của nữ giới trên
địa bàn.
5.3. Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô của Vĩnh Phúc có
giảm trong giai đoạn 2009 - 2019 nhưng vẫn cao
hơn mức chung của toàn quốc.
Tỷ suất sinh
thô (CBR) của tỉnh năm 2019 đă giảm so với
năm 2009, hiện là 17,2 trẻ sinh sống/1000 dân,
thấp hơn mức chung của Vùng ĐBSH (17,9‰) nhưng
cao hơn con số 16,3‰ của toàn quốc. Trong giai
đoạn 2009 – 2019, CBR của dân số Vĩnh Phúc luôn
ở mức trên 17‰ và cao hơn toàn quốc. Tuy nhiên so
với vùng ĐBSH, tỷ suất sinh thô năm 2019 của
tỉnh có dấu hiệu tích cực hơn năm 2009
5.4. Tỷ số giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh (tỷ
số GTKS) của Vĩnh Phúc hiện ở mức cao
hơn toàn quốc và vùng ĐBSH; đồng thời, đă
tăng mạnh so với năm 2009. Vĩnh Phúc hiện là
một trong 8 tỉnh cao tỷ số GTKS cao nhất toàn
quốc.
Tỷ số GTKS phản ánh sự cân
bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi
được sinh ra. Tỷ số này thông thường là
104 - 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Bất kỳ sự
thay đổi đáng kể nào của tỷ số GTKS
chệch khỏi mức sinh học b́nh thường
đều phản ánh những can thiệp có chủ
định và sẽ làm ảnh hưởng đến
sự mất cân bằng tự nhiên và sự ổn
định của dân số, kéo theo nhiều hệ luỵ
của xă hội.
Tỷ số GTKS
của Vĩnh Phúc năm 2019 là 119,8 bé trai/100 bé gái, cao
hơn mức chung của toàn quốc (111,5) và vùng ĐBSH
(115,5) và đă tăng khoảng 5 bé trai so với năm 2009.
Đây là con số báo động t́nh trạng mất cân
bằng GTKS ngày càng lớn trên địa bàn tỉnh.
Tỷ số GTKS cũng có sự khác
biệt lớn giữa thành thị và nông thôn với tỷ
lệ tương ứng là 108,8 và 123,5 bé trai/100 bé gái. Rơ
ràng tâm lư mong muốn có con trai đă ảnh hưởng
lớn đến tỷ số này của các vùng miền.
Sự gia tăng đáng quan ngại về tỷ số
GTKS của tỉnh nói riêng cũng như cả nước
nói chung trong những năm gần đây đang là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định
chính sách. Theo đó, cảnh báo về những hệ
lụy của sự mất cân bằng GTKS và sự
quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm xóa
bỏ sự can thiệp có chủ đích trong lựa
chọn giới tính khi mang thai ở tỉnh và cả
nước trong thời gian qua chưa đem lại
hiệu quả; t́nh trạng mất cân bằng giới tính
khi sinh chưa được khắc phục.
Thực tế cho
thấy, t́nh trạng bất b́nh đẳng giới c̣n
tồn tại khá sâu sắc trong xă hội. Sự lựa
chọn giới tính trước khi sinh là nguyên nhân trực
tiếp của hiện tượng mất cân bằng GTKS;
việc tiếp cận các dịch vụ y tế dễ
dàng hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi khi mang thai
hoặc chuẩn đoán giới tính thai nhi dẫn tới
hành động nạo phá thai v́ lư do lựa chọn
giới tính… T́nh trạng thiếu hụt số trẻ em
gái quan sát được gần đây ở Việt Nam và
nhiều quốc gia trên thế giới sẽ dẫn
đến t́nh trạng thiếu hụt phụ nữ
ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai.
Cấu trúc gia đ́nh, cấu trúc dân số, t́nh trạng hôn
nhân của người dân trong những thập kỷ
tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa
chọn GTKS ở hiện tại với quy mô dân số nam
vượt trội trong một thời gian dài.