CHƯƠNG 7:
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Di cư là sự thay đổi nơi cư
trú của con người, từ đơn vị lănh thổ
này tới một lănh thổ khác trong một khoảng thời
gian nhất định. Di cư nội địa có vai tṛ
quan trọng tới biến động dân số, đặc
biệt trong bối cảnh mức sinh và mức chết tương
đối ổn định như ở nước ta. Di
cư là động lực tích cực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xă hội, góp phần phân bố lại
dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động,
giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và bảo
đảm phát triển bền vững.
TĐT thu thập các thông tin về di cư
thông qua câu hỏi về nơi thực tế thường
trú 5 năm trước thời điểm điều tra đối
với những người từ 5 tuổi trở lên nhằm
mục tiêu chính là đánh giá t́nh h́nh di cư nội địa.
Một người được coi là người di cư
nếu nơi thực tế thường trú hiện nay và
nơi thực tế thường trú 5 năm trước
thời điểm điều tra không cùng một đơn
vị hành chính cấp xă. Trong thực tế, thông tin về
nhập cư quốc tế của những người
Việt Nam hiện là nhân khẩu thực tế thường
trú tại hộ trên địa bàn tỉnh với tỷ lệ
được ghi nhận là rất nhỏ. Do đó, trong
phạm vi ấn phẩm này, thuật ngữ di cư được
hiểu là di cư trong nước hay di cư nội địa.
Di cư trong nước bao gồm: di cư
giữa các tỉnh, di cư giữa các huyện trong cùng một
tỉnh và di cư trong cùng huyện, thành phố của tỉnh
(của những người từ 5 tuổi trở lên).
Không di cư: Bao gồm những người
từ 5 tuổi trở lên và 5 năm trước thời điểm
điều tra sống trong cùng xă, phường, thị trấn
với nơi thực tế thường trú hiện tại.
Dựa trên khu vực của nơi thực
tế thường trú 5 năm trước thời điểm
điều tra và nơi thực tế thường trú hiện
tại, các luồng di cư được phân loại như
sau: Di cư từ khu vực nông thôn đến nông thôn; từ
khu vực nông thôn đến thành thị; từ khu vực
thành thị đến nông thôn và từ khu vực thành thị
đến thành thị.
7.1. Mức độ di cư theo cấp hành chính
Di cư của tỉnh giảm về số
lượng và tỷ lệ so với năm 2009.
Trong số 1.043.400 người dân từ 5
tuổi trở lên của tỉnh có 37.896 người di
cư, chiếm 3,6%. Trong đó, số người di cư
giữa các huyện và di cư giữa các tỉnh chiếm
lần lượt là 0,5% và 1,2%; nhóm di cư trong huyện
chiếm tỷ lệ lớn nhất 1,6%, nhóm nhập
cư quốc tế chỉ chiếm 0,3%. So với năm
2009, số người di cư đă giảm từ 5% dân
số từ 5 tuổi trở lên xuống c̣n 3,6% và giảm
7.491 người. Nguyên nhân một phần của việc
di cư của giai đoạn 1999 - 2009 trở nên phổ
biến hơn hơn thập kỷ 2009 - 2019 là do: giai
đoạn trước năm 2009, nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ kèm theo sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch
vụ, sự xuất hiện và thu hút một lực
lượng lao động lớn của các khu công nghiệp
ở KVTT kéo theo sự di cư khá mạnh giữa các
địa phương trong tỉnh, người ở nông
thôn chuyển tới sinh sống và làm việc tại thành
thị khá nhiều. Tuy nhiên, tới thập kỷ 2009 -
2019, t́nh h́nh kinh tế - xă hội của tỉnh có
bước phát triển ổn định hơn, thu hẹp
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, các khu công
nghiệp mọc lên cả ở KVNT của tỉnh đă
giải quyết được công ăn việc làm
tại chỗ cho người lao động, từ đó
làm giảm số lượng người dân di cư
nội tỉnh trong giai đoạn này.
7.2. Di cư giữa các tỉnh
Theo kết quả TĐT, Vĩnh Phúc là một
trong 51 tỉnh, thành phố trên toàn quốc có tỷ suất
di cư thuần âm. So với năm 2009, tỷ suất xuất
cư và nhập cư của tỉnh đều giảm mạnh.
Vĩnh Phúc có tỷ
suất nhập cư là 12,3‰, có nghĩa là cứ 1000 người
dân của tỉnh th́ có 12,3 người chuyển đến
từ tỉnh thành phố khác, giảm 10,1 điểm phần
ngh́n so với năm 2009. Số lượng người xuất
cư khỏi tỉnh là 23,8‰, tức là: cứ 1000 người
dân của tỉnh th́ đă có 23,8 người chuyển đi
khỏi địa bàn tỉnh; so với năm 2009, tỷ
suất xuất cư đă giảm mạnh tới 27,1 điểm
phần ngh́n. Tỷ suất di dư thuần năm 2019 là
-11,5‰, con số tương ứng của năm 2009 là -28,5‰.
7.3. Luồng di cư
Luồng di cư nông thôn - nông thôn chiếm tỷ
lệ cao nhất, trái ngược với luồng di cư
chủ đạo trên phạm vi cả nước và vùng ĐBSH
là thành thị - thành thị.
Năm 2019, luồng
di cư nông thôn - nông thôn là 38,7%; từ nông thôn - thành thị
chiếm 31,7%. Xu hướng người dân di cư từ
nông thôn ra thành thị chủ yếu là để t́m kiếm
việc làm, đây hiện tượng tự nhiên và luôn chiếm
tỷ trọng lớn trong các luồng di cư. Tuy nhiên, xu
hướng này sẽ ngày càng giảm, nguyên nhân chủ yếu
là do cơ hội có việc làm và điều kiện sống
ở KVNT ngày càng được cải thiện mạnh mẽ,
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
7.4. Tốc độ đô thị hoá
Tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh
đă tăng lên sau một thập kỷ nhưng tốc độ
tăng c̣n chậm, tốc độ đô thị hoá chưa
đáp ứng yêu cầu.
Từ năm 2009 đến
nay, tỷ trọng dân số KVTT tăng 3,18 điểm phần
trăm. Trong khi đó, trên phạm vi toàn quốc, dân số
KVTT giai đoạn 2009 - 2019 tăng 4,8 điểm. Như vậy,
tốc độ đô thị hóa trong 10 năm qua ở tỉnh
Vĩnh Phúc chậm hơn so với mức chung của cả
nước. Tốc độ tăng dân số thành thị
b́nh quân năm giai đoạn 2009 - 2019 đạt 2,7%/năm.
Tuy có sự gia tăng về quy mô dân số đô thị nhưng
tỷ trọng dân số đô thị của tỉnh năm
2019 chỉ đạt 25,63%; vẫn ở mức rất thấp
so với mức 34,43% của cả nước và 35,06% của
vùng ĐBSH.
người dân từ nông thôn ra thành thị.
Tuy nhiên, yếu tố tác động mạnh nhất đến
tốc độ đô thị hoá là sự chuyển đổi
đơn vị hành chính từ xă thành phường và thị
trấn.
Tổng điều tra năm 2009, toàn tỉnh
có 25 phường và thị trấn với tỷ lệ dân
số sống tại KVTT là 22,45%. Đến năm 2019, toàn
tỉnh có 27 phường và thị trấn với dân số
thành thị đạt 25,63%. Như vậy, sau 10 năm, với
số đơn vị hành chính cấp xă toàn tỉnh không
thay đổi với 137 xă, phường, thị trấn;
số phường và thị trấn của tỉnh chỉ
tăng lên 02 đơn vị (do xă Tiền Châu và Nam Viêm thuộc
thành phố Phúc Yên được chuyển đổi thành
Phường Tiền Châu và Nam Viêm), tỷ lệ dân số
thành thị chỉ tăng 3,18%.
Giả định các yếu tố tăng
dân số tự nhiên và cơ học không thay đổi, quyết
định hành chính này đă chuyển 20.229 người của
02 địa phương nói trên đang là cư dân nông thôn
thành cư dân thành thị, tương đương 1,76% dân
số của tỉnh và 6,86% dân số thành thị của tỉnh
năm 2019.
Với sự gia tăng
tỷ lệ cư dân thành thị trong 10 năm qua như trên,
xét trên tiêu chí về tỷ lệ dân số thành thị th́ tốc
độ đô thị hoá của tỉnh hiện chưa đáp
ứng yêu cầu sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương như mục
tiêu đề ra của tỉnh.