CHƯƠNG 8:
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TĐT cung cấp thông tin phục vụ
đánh giá các thành tựu đạt được trong
nâng cao trình độ giáo dục, đào tạo của
người dân góp phần thực hiện các Mục tiêu
Phát triển bền vững mà nước ta cam kết
thực hiện. Thông tin từ TĐT đánh giá tình hình giáo
dục, đào tạo của tất cả dân số
từ 5 tuổi trở lên cả nước nói chung và
của tỉnh nói riêng.
8.1. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ
đi học đúng tuổi
Mức độ tiếp cận với giáo
dục phổ thông của dân cư tỉnh Vĩnh Phúc
ở mức cao so với cả nước, nhất là
ở bậc THCS và THPT, thể hiện ở tỷ lệ
đi học chung và đi học đúng tuổi của các
bậc học đều cao hơn .
Tỷ lệ đi học là chỉ tiêu
phản ánh đầu vào của giáo dục. Tỷ lệ
đi học chung là số học sinh đang tham gia vào
một cấp giáo dục phổ thông (không kể tuổi)
tính trên 100 người trong tuổi đến
trường của cấp học đó. Tỷ lệ
đi học đúng tuổi là số học sinh trong
tuổi đến trường của một cấp
học phổ thông đang tham gia vào cấp học đó
tính trên 100 người trong tuổi đến
trường của cấp học đó.
Theo quy định của Luật Giáo
dục, hệ thống giáo dục phổ thông của
Việt Nam được chia thành 3 cấp với
những quy định cụ thể về thời gian và
độ tuổi như sau:
- Cấp tiểu học được
thực hiện trong năm năm học từ lớp 1
đến lớp 5 và tuổi của học sinh vào học
lớp 1 là 6 tuổi;
- Cấp trung học cơ sở (THCS)
được thực hiện trong bốn năm học
từ lớp 6 đến lớp 9 và tuổi của
học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi;
- Cấp trung học phổ thông (THPT)
được thực hiện trong ba năm học từ
lớp 10 đến lớp 12 và tuổi của học sinh
vào học lớp 10 là 15 tuổi.
Như vậy, tại thời điểm
điều tra ngày 01/4/2019, dân số trong độ tuổi
đi học phổ thông bao gồm những người
sinh từ năm 2001 đến 2012, trong đó: dân số
trong độ tuổi đi học tiểu học bao
gồm những người sinh từ năm 2008
đến năm 2012, dân số trong độ tuổi
đi học THCS là người sinh từ năm 2004
đến năm 2007, dân số trong độ tuổi
đi học THPT bao gồm đối tượng sinh
từ năm 2001 đến năm 2003.
Năm 2019, tỷ
lệ đi học chung của cấp tiểu học là
101,8%; THCS là 96,8% và THPT là 86,6%, đều cao hơn cả
nước. Đặc biệt, ở cấp THPT, mức
chênh lệch tỷ lệ đi học chung của Vĩnh
Phúc và cả nước lên tới 14,3 điểm phần
trăm. Tỷ lệ đi học chung của các
địa phương không có sự khác biệt nhiều
ở cấp tiểu học và THCS. Đối với
cấp THPT, tỷ lệ đi học chung cao nhất
ở Phúc Yên (93,5%), Vĩnh Yên (93,3%) và Bình Xuyên (90,3%), các
huyện còn lại có tỷ lệ từ 81% đến 86%.
Phúc Yên là
địa phương có tỷ lệ đi học
đúng tuổi ở cả ba cấp cao nhất tỉnh
với tỷ lệ tương ứng của cấp
tiểu học, THCS và THPT là 99,6%; 98,8% và 93,5% và có sự khác
biệt tương đối so với các địa
phương khác trong tỉnh. Tam Đảo có tỷ lệ
đi học đúng tuổi cấp tiểu học và THCS
thấp nhất, chỉ đạt 97,4% và 91,2%. Huyện
Vĩnh Tường có tỷ lệ đi học đúng
tuổi cấp THPT chỉ đạt trên 78%, như
vậy, chỉ có gần 4/5 học sinh cấp THPT của
Vĩnh Tường được học đúng tuổi.
Hình minh hoạ trên đây cho ta nhận
định rằng, ở cấp học càng cao thì tỷ
lệ đi học đúng tuổi càng giảm. Tỷ
lệ đi học đúng tuổi ở cả ba cấp
của Vĩnh Phúc đều cao hơn toàn quốc; trong
đó, cấp THPT của tỉnh đạt 83,3%, thấp
hơn một chút so với mức chung của vùng ĐBSH
nhưng cao hơn toàn quốc tới 15 điểm phần
trăm.
Tỷ lệ đi học chung theo giới
tính ở cấp tiểu học và THCS tương
đối cân bằng, cơ hội đến
trường giữa trẻ em trai và trẻ em gái của
tỉnh ở độ tuổi này là ngang nhau. Ở
bậc tiểu học, tỷ lệ đi học chung
của trẻ em trai là 101,8%, của trẻ em gái là 101,7%;
bậc THCS có tỷ lệ tương ứng là 96,7% và
96,8%. Ở bậc THPT, tỷ lệ đi học chung
bắt đầu có sự khác biệt trên phạm vi toàn
tỉnh và rõ rệt ở một số địa
phương.
Tỷ lệ đi
học chung của thanh niên nam thấp hơn thanh niên
nữ 2,3 điểm phần trăm. Chênh lệch về tỷ
lệ đi học chung của người nam và
người nữ ở cấp THPT rõ ràng nhất ở
huyện Bình Xuyên (4,8 điểm) và Lập Thạch (4,2
điểm). Trong 9 huyện, thành phố của tỉnh,
chỉ Vĩnh Yên có tỷ lệ đi học chung ở
cấp THPT của nam giới cao hơn nữ giới.
8.2. Trẻ em ngoài nhà trường
Tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường
của tỉnh ở mức thấp dưới 3%,
thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của
toàn quốc tỷ lệ của toàn quốc; tuy nhiên ở
cấp học càng cao, tỷ lệ này càng gia tăng.
Trẻ em ngoài nhà trường là trẻ em
đang trong độ tuổi đi học phổ thông
(sinh trong giai đoạn 2001 - 2012) nhưng chưa bao
giờ đi học hoặc đã thôi học. Tỷ
lệ trẻ em ngoài nhà trường biểu thị số
trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không
đi học trong tổng dân số của độ
tuổi này.
Kết quả
TĐT cho thấy, Vĩnh Phúc đã đạt
được thành tích đáng ghi nhận trong công tác
phổ cập giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh với
tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường (tỷ lệ
dân số trong độ tuổi đi học phổ thông
hiện không đi học) chỉ chiếm 2,9% dân số
sinh trong giai đoạn 2001 - 2012 , đứng thứ 3 toàn
quốc chỉ sau hai thành phố trực thuộc Trung
ương là Hà Nội (2,3%) và Hải Phòng (2,6%).
Chênh lệch tỷ lệ trẻ em ngoài nhà
trường giữa KVTT và KVNT của tỉnh là 0,6
điểm phần trăm, không có sự khác biệt quá
nhiều về tỷ lệ trẻ em trong độ
tuổi học phổ thông hiện không đến
trường xét theo giới tính trong từng khu vực sinh
sống.
Xét theo đơn
vị hành chính, 2 thành phố của tỉnh có kết
quả phổ cập giáo dục phổ thông tốt
nhất, chỉ có 1,6% trẻ em ngoài nhà trường;
tỷ lệ này của Vĩnh Tường là cao nhất
với 4,5%. Trong 9 huyện, thành phố của tỉnh,
chỉ có Vĩnh Yên là địa phương có tỷ
lệ trẻ em ngoài nhà trường của giới nam
thấp hơn giới nữ.
Biểu kết
quả dưới đây cho biết, ở cấp tiểu
học, có 99,6% trẻ em trong độ tuổi tiểu
học hiện đang đến trường; tỷ
lệ trẻ em ngoài nhà trường ở bậc THCS là
1,5%; đối với bậc THPT, cứ 100 trẻ sinh
từ năm 2001 đến năm 2003 thì có khoảng 12 em
không được đến trường. Bậc
học THCS và THPT có tỷ lệ trẻ em nam ngoài nhà
trường cao hơn trẻ em nữ.
8.3. Tình hình biết đọc biết viết
Hầu hết
người dân của tỉnh từ 15 tuổi trở lên
đều biết đọc biết viết. Ở
độ tuổi trẻ, tỷ lệ biết đọc
biết viết của nam và nữ là tương
đương nhau; độ tuổi càng cao, tỷ lệ
biết chữ của nữ càng thấp so với nam
giới. Không có sự khác biệt nhiều về tỷ
lệ biết chữ giữa các địa phương
trong tỉnh.
Biết đọc biết viết (hay còn
gọi là biết chữ) là khả năng đọc và
viết một đoạn văn đơn giản trong
sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng quốc ngữ,
tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài. Câu
hỏi về tình trạng biết đọc biết
viết được hỏi đối với những
người chưa hoàn thành bậc tiểu học (chưa
học hết lớp 5) và giả thiết là tất cả
những người có trình độ học vấn cao
nhất từ bậc tiểu học trở lên đều
biết chữ. Tỷ lệ biết chữ là một trong
những chỉ tiêu chung nhất phản ánh đầu ra
của giáo dục, được định nghĩa là
tỷ lệ phần trăm những người biết
chữ của một độ tuổi nhất
định trong tổng dân số của độ
tuổi đó.
Theo kết quả
TĐT, tỷ lệ biết chữ của dân số
từ 15 tuổi trở lên Vĩnh Phúc là 98,7%, tăng 1,5
điểm phần trăm so với năm 2009 (97,2%).
Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15
tuổi trở lên của tỉnh giai đoạn 2009 – 2019
có tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn
1999 – 2009. Tỷ lệ biết đọc biết viết
của dân số 15 tuổi trở lên của tỉnh
đang cao hơn cả nước (95,8%) và thấp hơn
một chút so với vùng ĐBSH (98,9%). Công tác phổ
cập giáo dục và xoá mù chữ trên địa bàn tỉnh
những năm gần đây đã đạt
được thành tựu đáng ghi nhận. Vì vậy,
sự chênh lệch giữa tỷ lệ biết chữ
của người dân từ 15 tuổi trở lên của
giới nam và giới nữ, của thành thị và nông thôn
dần được thu hẹp. Chia theo giới tính,
tỷ lệ biết chữ của dân số nam từ 15
tuổi trở lên cao hơn nữ 1,1 điểm phần
trăm, tương ứng 99,2% và 98,1%; tỷ lệ
biết đọc biết viết của dân số từ
15 tuổi trở lên KVTT là 99,1%; cao hơn KVTT là 0,6
điểm.
Biểu đồ trên đây cho thấy,
ở độ tuổi càng cao thì khoảng chênh lệch
về mức độ biết chữ giữa hai giới
càng lớn. Khoảng cách mức độ biết chữ
giữa giới nam và nữ bắt đầu trở lên rõ
rệt ở nhóm tuổi sau 60. Rõ ràng là, khi điều
kiện kinh tế - xã hội phát triển thì người
dân có cơ hội được học tập nhiều hơn
và sự bình đẳng về giới được quan
tâm một cách thiết thực hơn.
Chia theo đơn vị hành chính, tỷ
lệ biết đọc biết viết của dân số
15 tuổi trở lên ở vùng miền của tỉnh
tương đối đồng đều, đạt
từ 98,3% đến 99,3%; riêng Tam Đảo có tỷ
lệ thấp hơn, chỉ đạt 97,3%. Tuy vậy,
mức tăng tỷ lệ này của Tam Đảo sau 10
năm là cao nhất trong 9 đơn vị hành chính của
tỉnh.
8.4. Trình độ giáo dục cao nhất đạt
được
Hơn 42% dân số từ 15 tuổi trở
lên đạt trình độ học vấn từ trung
học phổ thông trở lên. Có sự khác biệt về
trình độ học vấn giữa hai giới tính nam –
nữ và giữa hai khu vực thành thị - nông thôn.
a) Trình độ học vấn
Học vấn là một trong những
chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân
số của một địa phương hoặc
của quốc gia. Trình độ học vấn
được phân tổ theo năm nhóm, bao gồm: (1)
chưa tốt nghiệp tiểu học, (2) tốt
nghiệp tiểu học, (3) tốt nghiệp THCS, (4)
tốt nghiệp THPT và (5) trên THPT.
Số người từ 15 tuổi trở
lên có trình độ học vấn THCS của toàn tỉnh
chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 38,6%. Tỷ
lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có trình
độ từ THPT trở lên của toàn tỉnh
đạt 42,5%; cao hơn mức chung của cả
nước là 6 điểm phần trăm, nhưng vẫn
thấp hơn vùng ĐBSH là 5,8 điểm.
Trên địa bàn
tỉnh, có sự chênh lệch về trình độ học
vấn cao nhất của dân số từ 15 tuổi
trở lên giữa giới nam và giới nữ, giữa
thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên có trình độ học vấn thấp (chưa
tốt nghiệp tiểu học/tốt nghiệp tiểu
học/tốt nghiệp THCS) ở KVTT thấp hơn so
với KVNT, của nam giới thấp hơn nữ
giới; ngược lại, tỷ lệ dân số từ
15 tuổi trở lên có trình độ học vấn cao
hơn (tốt nghiệp từ THPT trở lên) của nam cao
hơn nữ, ở thành thị cao hơn nông thôn.
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Sau 10 năm, tỷ lệ dân số có trình
độ đại học trở lên tăng gần ba
lần. Khi mức sống dân cư càng cao, tỷ lệ dân
số có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao. Tuy
nhiên, vẫn còn gần 4/5 dân số từ 15 tuổi
trở lên chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật
(CMKT).
Theo kết quả TĐT, toàn tỉnh có 79,1%
dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ
CMKT, đã giảm 7,6 điểm phần trăm so với
năm 2009. Tỷ lệ dân số có trình độ
đại học và trên đại học tăng từ
2,8% năm 2009 lên 8% năm 2019 song vẫn thấp hơn
nhiều so với cả nước và vùng ĐBSH (9,3% và
13,5%).
Biểu số
liệu dưới đây cho thấy, tỷ lệ dân
số từ 15 tuổi trở lên được đào
tạo CMKT ở KVTT cao hơn KVNT, ở nam giới cao hơn
nữ giới. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên có trình độ từ đại học
trở lên ở thành thị cao gấp 2,8 lần ở nông
thôn nhưng khoảng cách của tỷ lệ này giữa
hai giới tính không lớn, tỷ trọng người nam
có trình độ từ đại học trở lên cao
hơn nữ là 1,2 điểm phần trăm.
Huyện Tam Đảo có tỷ lệ dân
số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ CMKT
cao nhất tỉnh, chiếm 86,4% dân số từ 15
tuổi trở lên của huyện, là địa
phương có tỷ lệ đã được đào
tạo thấp nhất. Tỷ lệ người dân có
trình độ từ đại học trở lên của
Tam Đảo rất thấp, chỉ đạt 4,1%,
mặc dù đã tăng mạnh từ 0,9% năm 2009
nhưng vẫn là mức thấp nhất so với các
địa phương còn lại. Vĩnh Yên, Phúc Yên và Bình
Xuyên là 3 địa phương có tỷ lệ đào
tạo CMKT của dân số cao nhất với tỷ
lệ tương ứng là 38%, 24,8% và 21,2%.
Như vậy,
mặc dù đã có nhiều cải thiện trong việc nâng
cao trình độ tay nghề của người dân trong
thời gian qua, song, để đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động trong thời
đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư,
tỉnh cần quyết liệt hơn nữa việc
thực hiện các chính sách hỗ trợ công tác giáo dục
đào tạo, các chương trình, kế hoạch đào
tạo nghề để có được nguồn nhân
lực trình độ cao, kỹ năng tốt, góp phần
giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo bền
vững, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và cả nước.
8.5. Số năm đi học bình quân, số
năm đi học kỳ vọng
Số năm đi học bình quân và số
năm đi học kỳ vọng của người dân
Vĩnh Phúc tương ứng là 9,9 năm và 12,4 năm.
Số năm đi học bình quân của người dân
ở thành thị cao hơn ở nông thôn gần 2 năm.
Thông tin về giáo dục là một trong
những thành tố để tính chỉ số phát
triển con người (HDI). Thước đo về
đóng góp của giáo dục đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội cũng thay đổi theo
sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Hiện
nay, thành tố giáo dục được dùng để tính
chỉ số HDI là số năm đi học bình quân và
số năm đi học kỳ vọng, thay thế cho
tỷ lệ biết đọc, biết viết như
trước năm 2013.
Số năm đi
học bình quân được tính bằng tổng số
năm đã đi học của dân số từ 25
tuổi trở lên so với tổng dân số từ 25
tuổi trở lên (tính theo tuổi tròn). Số năm đi
học kỳ vọng là tổng số năm đi học
mà trẻ em ở một độ tuổi nhất
định kỳ vọng sẽ nhận được
trong tương lai, giả định rằng xác suất
đi học của trẻ ở một độ
tuổi bất kỳ chính là tỷ lệ đi học
của độ tuổi đó trong thời kỳ nghiên
cứu.
Theo kết quả TĐT, số năm
đi học bình quân của người dân số Vĩnh
Phúc là 9,9 năm; con số này cao hơn bình quân của toàn
quốc là 0,9 năm, nhưng thấp hơn bình quân của
vùng ĐBSH là 0,7 năm.
Số năm đi học bình quân của nam
giới cao hơn nữ giới là 1,0 năm (tương
ứng là 10,4 năm và 9,4 năm). Người dân sống
ở KVTT có số năm học bình quân cao hơn
người dân sống ở nông thôn là 1,9 năm
(tương ứng với 11,3 năm và 9,4 năm). Chênh
lệch này một phần là do sự khác nhau trong cơ
hội được tiếp cận giáo dục giữa
nam giới và nữ giới, giữa thành thị và nông thôn
trong quá khứ, khi mà điều kiện kinh tế - xã
hội còn khó khăn, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng
miền còn lớn và sự bất bình đẳng về
giới thể hiện rõ ràng hơn giai đoạn
hiện tại.
Số năm đi học bình quân của các
huyện, thành phố là từ 8,7 năm đến 11,8
năm và ở tất cả các địa phương, nam
giới có số năm đi học bình quân cao hơn
nữ giới, mức chênh lệch số năm đi
học bình quân giữa hai giới của các huyện, thành
phố là từ 0,9 đến 1,1 năm.
Người dân huyện Tam Đảo có
số năm đi học bình quân thấp nhất, chỉ
ở mức 8,7 năm, trong khi ở thành phố Vĩnh
Yên, số năm đi học bình quân của người
dân nơi đây đạt 11,8 năm, là mức cao nhất
tỉnh.
Số năm đi
học kỳ vọng là 12,4 năm - con số này đã
vượt qua tổng số năm đi học của
tất cả các bậc học phổ thông. Số năm
đi học kỳ vọng của nữ giới cao
hơn 0,3 năm so với nam giới (tương ứng là
12,6 năm và 12,3 năm). Số năm đi học kỳ
vọng của người dân thành thị cao hơn nông
thôn (tương ứng là 13,4 năm và 12 năm).
Người dân của thành phố Phúc Yên có số năm
đi học kỳ vọng cao nhất toàn tỉnh với
13,9 năm; tại huyện Sông Lô, kỳ vọng về
số năm đi học của người dân thấp
nhất, chỉ là 11,7 năm, thấp hơn tổng số
12 năm học của tất cả các bậc học
phổ thông từ tiểu học đến THPT.