CHƯƠNG 9:
LAO ĐỘNG VIỆC
LÀM
TĐT thu thập thông tin về t́nh trạng
làm việc tạo ra thu nhập trong 7 ngày trước
thời điểm điều tra của dân số từ
15 tuổi trở lên để đánh giá mức độ
tham gia thị trường lao động và hiệu
quả sử dụng nguồn lao động của
nền kinh tế, làm cơ sở để xây dựng,
hoạch định các chính sách và kế hoạch phát
triển kinh tế - xă hội như tạo việc làm
mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo nghề và
đảm bảo an sinh xă hội…
9.1. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động (LLLĐ)
là một bộ phận dân số cung cấp hoặc
sẵn sàng cung cấp sức lao động để
sản xuất của cải vật chất và dịch
vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho cá nhân và
gia đ́nh. LLLĐ bao gồm những người từ 15
tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp
trong thời kỳ nghiên cứu.
a) Cơ cấu lực lượng
lao động của tỉnh
Gần một nửa
dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia thị trường
lao động là phụ nữ và hơn 3/4 LLLĐ của tỉnh
thuộc KVNT, lao động ở KVTT có xu hướng
tăng.
LLLĐ của tỉnh gồm 624.817
người, có sự phân bố theo giới tính
tương đối cân bằng với tỷ trọng
50,3% nam giới và 49,7% nữ giới tham gia vào LLLĐ.
Như vậy, tỷ trọng lao động nữ trong
LLLĐ đă giảm 1,1 điểm phần trăm so
với năm 2009. LLLĐ ở thành thị tăng từ
20,1% năm 2009 lên 24,2% năm 2019. So với 10 năm
trước, tỷ trọng lao động nữ trong
LLLĐ của các huyện, thành phố đều giảm.
Phân bổ LLLĐ theo đơn
vị hành chính cấp huyện có sự thay đổi
đáng kể so với năm 2009, 3 địa
phương tăng tỷ trọng là Vĩnh Yên, Phúc Yên và
B́nh Xuyên - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp
với số lượng lớn các doanh nghiệp đang
hoạt động sản xuất kinh doanh, giải
quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao
động người địa phương khác trong
tỉnh; 6 huyện c̣n lại giữ nguyên hoặc giảm
tỷ trọng trong LLLĐ của toàn tỉnh.
b) Tuổi tham gia lực lượng
lao động
Người dân KVTT
tham gia vào thị trường lao động muộn
hơn và rời khỏi thị trường lao
động sớm so với người dân KVNT. Tỷ
trọng dân số tham gia vào LLLĐ đạt mức cao
nhất ở độ tuổi 30-34.
Vĩnh Phúc có 81,7%
dân số trong độ tuổi từ 25-59 tham gia vào
LLLĐ và tỷ trọng người dân thành thị tham gia
vào LLLĐ cao hơn nông thôn (KVTT là 84,2%; KVNT là 80,9%); trong đó
tỷ trọng dân số tham gia LLLĐ đạt cực
đại ở nhóm tuổi 30-34 (chiếm 15,3%) và giảm
dần ở các nhóm tuổi c̣n lại. Dân số ở nhóm
tuổi trẻ (nhóm 15-19 tuổi và nhóm 20-24 tuổi) và nhóm
tuổi già (từ 60 tuổi trở lên) đều
chiếm tỷ trọng tham gia LLLĐ thấp (ở
mức dưới 9%).
So với toàn quốc th́ Vĩnh Phúc
có tỷ trọng dân số trong độ tuổi từ
25-59 tham gia vào LLLĐ cao hơn 2,2 điểm phần
trăm; nhóm người từ 15-24 và trên 60 tuổi tham gia
lao động ít hơn, một phần là do người
trẻ tuổi dành nhiều thời gian cho học tập,
trang bị kiến thức và tích luỹ kỹ năng,
người lớn tuổi th́ dành thời gian để
nghỉ ngơi nhiều hơn so với mức chung
của toàn quốc.
Tỷ trọng dân
số từ 15-24 tuổi tham gia LLLĐ năm 2019 của
tỉnh chỉ chiếm 11,3%, thấp hơn 10 điểm
phần trăm so với năm 2009 (21,3%). Như vậy,
dân số từ 15 tuổi trở lên có xu hướng tham
gia vào thị trường lao động muộn hơn so
với 10 năm trước đây. Rơ ràng, các thành tựu
đạt được về kinh tế cùng với các
yêu cầu cao hơn của thị trường về
chất lượng nguồn lao động trong những
năm gần đây là các nguyên nhân chính dẫn đến
việc dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia thị
trường lao động muộn hơn, họ phải
kéo dài thời gian tham gia các khoá đào tạo nâng cao tŕnh
độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như chuẩn bị
tốt các kỹ năng cần thiết để đáp
ứng nhu cầu thị trường. KVTT có điều
kiện kinh tế - xă hội phát triển hơn KVNT nên
người dân thành thị cũng tham gia vào lực
lượng lao động muộn hơn và rời
khỏi thị trường lao động sớm hơn.
Điều này thể hiện rơ ở nhóm dân số từ
15-19 tuổi và nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên,
tỷ lệ tham gia vào LLLĐ đối với dân số
từ 15-19 tuổi ở thành thị là 2%, nông thôn là 2,5%;
tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tiếp
tục tham gia thị trường lao động của
KVTT là 5% và KVNT là 7,6%.
c) Tŕnh độ học vấn
của lực lượng lao động
Tŕnh độ học vấn của
người lao động đă được nâng cao tuy
nhiên khoảng cách khác biệt giữa các khu vực và
giữa các địa phương trong tỉnh c̣n khá
lớn.
Kết quả TĐT cho thấy toàn
tỉnh có 48,5% LLLĐ có tŕnh độ học vấn
từ tốt nghiệp THPT trở lên, hơn 51,5% số
người của LLLĐ c̣n lại là có tŕnh độ
học vấn chỉ từ THCS trở xuống; trong
đó, có 0,3% là chưa đi học. Tŕnh độ từ
tốt nghiệp THPT của LLLĐ Vĩnh Phúc cao hơn
toàn quốc 9,4 điểm phần trăm nhưng vẫn
cần tăng cao trong thời gian tới, khi cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đ̣i hỏi yêu cầu ngày càng cao
về tŕnh độ tay nghề kéo theo yêu cầu về
tŕnh độ học vấn của người lao
động cũng phải được nâng cao hơn
trước.
Có sự khác
biệt đáng kể về tŕnh độ học vấn
của LLLĐ giữa hai giới tính nam - nữ, khu
vực thành thị - nông thôn, giữa các huyện, thành
phố của tỉnh. Tỷ trọng người tham gia
LLLĐ đă tốt nghiệp THPT trở lên ở KVTT
gấp 1,5 lần KVNT (tương ứng là 64,8% và 44,3%);
khoảng cách khác biệt về tỷ trọng
người trong LLLĐ có tŕnh độ tốt nghiệp
THPT trở lên giữa giới nam và giới nữ là 1,3
lần (với 54,7% và 42,3%); thành phố Vĩnh Yên có tỷ
trọng dân số tham gia LLLĐ đạt tŕnh độ
THPT trở lên cao nhất, đạt 70,6%, cao hơn
huyện có tỷ trọng này thấp nhất là Tam
Đảo tới 33,3 điểm phần trăm.
d) Tŕnh độ chuyên môn kỹ
thuật của lực lượng lao động
Mặc dù là tỉnh có nguồn
lực lao động trẻ và dồi dào nhưng tŕnh
độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật (CMKT)
của LLLĐ Vĩnh Phúc vẫn c̣n rất thấp với
3/4 lao động chưa được đào tạo CMKT.
Năm 2019, dân số từ 15
tuổi trở lên tham gia LLLĐ được đào
tạo CMKT từ sơ cấp trở lên của tỉnh là
25,0%, tăng 10,7 điểm phần trăm so với
năm 2009 (14,3%); trong đó, KVTT đạt 38,3%; KVNT
đạt 20,7%; đều tăng 10 điểm so với
10 năm trước. Tỷ lệ đă được
đào tạo của nam giới là 31%, nữ giới là 19%.
Kết quả
TĐT cho thấy, mặc dù tỷ lệ đă qua đào
tạo của LLLĐ Vĩnh Phúc đă tăng mạnh so
với năm 2009 và hiện cao hơn tỷ lệ chung của
toàn quốc song vẫn ở mức thấp, chỉ 1/4 dân
số từ 15 tuổi trở lên tham gia LLLĐ của
tỉnh là đă được đào tạo; có nghĩa là
cứ 04 người trong LLLĐ th́ chỉ có 01 đạt
tŕnh độ từ sơ cấp trở lên. Như
vậy, sau 10 năm, vẫn c̣n 75% người tham gia
LLLĐ chưa được đào tạo CMKT và
khoảng chênh lệch về tỷ lệ qua đào tạo
của LLLĐ giữa thành thị và nông thôn không
được thu hẹp (17,6 điểm phần trăm).
Con số này đặt ra thách thức lớn cho việc
xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng
năng suất lao động, giải quyết việc làm
bền vững, tạo động lực phát triển
nền kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
9.2. Việc làm
Việc làm là một trong những
thước đo quan trọng để đánh giá sự
phát triển của nền một nền kinh tế, là
vấn đề thiết yếu của phần đông dân
số v́ nó không chỉ đem lại thu nhập để
nuôi sống mỗi cá nhân và gia đ́nh mà c̣n đem lại
nhiều lợi ích to lớn khác cho toàn xă hội như góp
phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xă
hội, tạo cân bằng cuộc sống, chuyển
dịch cơ cấu lao động và chuyển đổi
sự phát triển xă hội theo hướng tích cực,
tiến bộ... Các kết quả TĐT về việc làm
và đặc trưng về việc làm của dân cư
sẽ có ư nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng
chiến lược, chính sách về lao động,
việc làm, lập quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xă hội của tỉnh nói riêng và
cả nước nói chung.
a) Lao động có việc làm theo
tŕnh độ chuyên môn kỹ thuật
Lao động có việc làm đă
được đào tạo chuyên môn kỹ thuật
của tỉnh cao hơn toàn quốc 2 điểm phần
trăm nhưng vẫn c̣n chiếm tỷ trọng nhỏ;
trong đó, hơn một nửa đạt tŕnh độ
cao đẳng, đại học và trên đại học.
Tỷ trọng lao
động có việc làm được đào tạo CMKT
chiếm 25,1%, cao hơn so với toàn quốc 2 điểm
phần trăm nhưng thấp hơn vùng ĐBSH 6,7 điểm.
Lao động có việc làm nhưng chưa qua đào
tạo vẫn c̣n chiếm tỷ lệ rất lớn
tới 74,9%, tức là khoảng 3/4 số lao động
đang làm việc chưa được đào tạo
tŕnh độ tay nghề. Tỷ trọng lao động có
việc làm không có CMKT ở nông thôn cao gấp 1,3 lần
ở thành thị (79,2% và 61,5%). Ở KVTT, số
người có tŕnh độ từ đại học
trở lên có việc là chiếm 18,1% tổng số lao
động có việc làm của khu vực này, con số
tương ứng của KVNT ở mức khiêm tốn,
chỉ đạt 5,9%. Rơ ràng rằng, KVTT đă thu hút và
tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho
người có tŕnh độ CMKT.
Trong tổng số
lao động có việc làm đă được đào
tạo tŕnh độ chuyên môn, có 35,4% người
đạt tŕnh độ từ đại học trở
lên. Con số này ở khu vực thành thị cao gấp 1,64
lần ở khu vực nông thôn (47,0% so với 28,5%).
Nghĩa là KVTT, cứ trong 10 người đang làm việc
đă được đào tạo tay nghề th́ có
khoảng 5 người được đào tạo
đại học trở lên; trong khi đó, ở KVNT, con
số này là khoảng 3 người.
b) Cơ cấu dân số có việc
làm theo ngành kinh tế
Sự chuyển dịch cơ
cấu lao động giữa các ngành kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ tại Vĩnh Phúc theo
hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu
vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ và
giảm ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản.
Kết quả
TĐT cho thấy bức tranh rơ ràng về sự chuyển
dịch cơ cấu lao động một cách tích cực
trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009 - 2019.
Điều này thể hiện ở việc giảm tỷ
trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản và tăng tỷ trọng lao động
trong hai khu vực c̣n lại là công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ. Lao động trong ngành nông, lâm, nghiệp và
thuỷ sản có sự giảm mạnh về tỷ
trọng trong LLLĐ đang làm việc tại tỉnh,
từ 59,96% năm 2009 xuống c̣n 30,58% năm 2019; lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng tăng 19,25 điểm
phần trăm so với năm 2009 (từ 21,64% lên 40,89%);
tỷ trọng lao động trong khu vực dịch vụ
tăng từ 18,40% năm 2009 lên 28,53% năm 2019.
Riêng ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo, tỷ trọng
lao động tăng tới trên 16 điểm phần
trăm, từ 12,18% năm 2009 lên 28,91% năm 2019 với
hàng chục khu công nghiệp mọc lên tại tỉnh, thu
hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng và
đi vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp
mang tính mũi nhọn và có chuỗi cung ứng toàn cầu
như linh kiện điện tử, ô tô, xe máy, may
mặc…, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngh́n lao
động.
Sự chuyển
dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ trên
địa bàn tỉnh là phù hợp xu hướng chung
của cả nước và đảm bảo mục tiêu
xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại trong thời
gian tới.
Tuy nhiên, trong tổng số 21 ngành kinh tế
cấp 1, “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” vẫn là
ngành có tỷ trọng lao động lớn nhất;
tiếp đến là ngành “Công nghiệp chế biến,
chế tạo” và “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác”, “Xây dựng”
lần lượt chiếm tỷ trọng 28,91%; 12,01% và
11,28% trong LLLĐ có việc làm của tỉnh.
Tỷ trọng lao
động nữ trong tổng số lao động có
việc làm của tỉnh hiện là 49,75%. Kết quả
TĐT cho thấy, sự phân hoá ngành nghề theo giới
tính trở nên rơ ràng hơn, điều này thể hiện
khá rơ trong xu hướng lựa chọn ngành nghề của
người lao động trong năm 2019. Các ngành “Khai
khoáng”, “Xây dựng”, “Vận tải kho băi” chủ yếu
thu hút nam giới tham gia làm việc, nữ giới chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong các ngành này với
tỷ lệ tương ứng là 2,55%; 11% và 6,7%.
Ngược lại, các ngành “Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản”, “Giáo dục và đào tạo”, “Y tế và
hoạt động trợ giúp xă hội”, “Hoạt
động làm thuê các công việc trong các hộ gia đ́nh”
có lao động nữ tham gia đông đảo hơn,
chiếm đa số trong các lĩnh vực này với
tỷ trọng lần lượt là 61,16%; 79,2%; 61,80% và
99,12%.
c) Cơ cấu dân số có việc
làm theo nghề nghiệp
Lao động có
tŕnh độ kỹ năng thấp vẫn chiếm
tỷ trọng cao, lao động nữ giữ vai tṛ lănh
đạo chỉ chiếm trên 1/4 lao động có việc
làm của tỉnh.
Theo kết quả TĐT ở
biểu 9.4, nhóm nghề Lao động giản đơn
vẫn chiếm tỷ lệ lao động cao với
34,2%, trong khi nhóm nghề Chuyên môn bậc cao và bậc trung
chỉ chiếm 8,9% (thấp hơn toàn quốc 1,4
điểm phần trăm). Các nhóm nghề Dịch vụ
cá nhân, bảo vệ và bán hàng, Thợ thủ công và các
thợ khác có liên quan và Thợ lắp ráp và vận hành máy
móc thiết bị cũng thu hút một lực lượng
khá lớn người lao động tham gia với tỷ
lệ tương ứng là 15,2%, 18,3% và 21,2% tổng số
lao động đang làm việc.
Trong 9 nhóm nghề, những
người làm “Nhà lănh đạo” trong các ngành, các cấp
và các đơn vị chiếm tỷ trọng thấp
nhất 0,8%. Đa phần người làm Lănh đạo
trong các ngành, các cấp và các địa phương
đều là nam giới, nữ giới vẫn yếu
thế hơn chỉ chiếm 26,4% tổng số lao động
là “Nhà lănh đạo”. Tuy nhiên, tỷ lệ người
nữ giữ vai tṛ là “Nhà lănh đạo” có sự cải
thiện đáng kể sau 10 năm với việc tăng
5,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Lao
động nữ có tŕnh độ chuyên môn bậc cao
cũng tăng từ 53,3% năm 2009 lên 57,6% năm 2019. Hai
nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ lao động nữ
cao nhất Chuyên môn kỹ thuật bậc trung với 64,7%
và Lao động giản đơn với 61,2% lao
động là nữ.
d) Cơ cấu dân số có việc
làm theo vị thế làm việc
Thị
trường lao động của tỉnh đang có
sự thay đổi tích cực khi tỷ trọng
người lao động làm công ăn lương
hiện ở mức khá cao, chiếm trên 45% tổng lao
động có việc làm, cao hơn 2 điểm phần
trăm so với mức chung của toàn quốc.
Vị thế
việc làm của người lao động
được chia thành năm nhóm: “Chủ cơ sở”,
“Tự làm”, “Lao động gia đ́nh”, “Làm công ăn
lương” và “Xă viên hợp tác xă”. Vĩnh Phúc là tỉnh
đang có lực lượng lao động dồi dào,
một lượng lớn lao động tự làm với
năng suất lao động thấp đă chuyển sang
khu vực làm công ăn lương với năng suất
lao động cao hơn. Toàn tỉnh hiện có 45,3% lao
động đang làm công việc hưởng tiền
lương tiền công.
Số lao động “Tự làm”
chiếm 38,1% tổng số lao động của tỉnh.
“Lao động gia đ́nh” không được trả công
trả lương chiếm 14,4%. Người làm chủ
cơ sở và xă viên hợp tác xă chiếm tỷ trọng
rất nhỏ, tương ứng 2,0% và 0,2% tổng số
lao động có việc làm của tỉnh. Tỷ lệ
lao động giữ vai tṛ chủ cơ sở và làm công
hưởng lương là nam giới làm cao hơn nữ
giới và ở thành thị cao hơn nông thôn. Xét theo vị
thế việc làm của lao động th́ nam giới có
vị thế việc làm cao hơn nữa giới và lao
động ở thành thị có vị thế cao hơn nông
thôn. Tỷ lệ nam giới trong nhóm “Chủ cơ sở”
và “Làm công hưởng lương” cao hơn nữ giới
13,2 điểm. So với KVNT, lao động là chủ
cơ sở ở KVTT cao gấp 4 lần và lao động
làm công hưởng lương cao hơn 5,3 điểm
phần trăm.
9.3. Thất nghiệp
Thất nghiệp
là những người không có việc làm, có các hoạt
động t́m kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc
ngay khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham
chiếu. T́nh trạng thất nghiệp là vấn đề
kinh tế - xă hội phổ biến đối với
hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Trên phạm vi một tỉnh, thành phố,
thông tin về t́nh trạng thất nghiệp giúp đánh giá
cung và cầu của thị trường lao động,
đo lường mức độ sử dụng các
nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển
để xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chính
sách về thu hút đầu tư và giải quyết
việc làm. Nó không chỉ tác động tại chỗ
đối với một địa phương mà có
ảnh hưởng đến công tác lao động
việc làm, xoá đói giảm nghèo và an sinh xă hội trên
phạm vi toàn quốc.
a) Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp
của LLLĐ Vĩnh Phúc ở mức thấp hơn trung
b́nh cả nước và vùng ĐBSH. Tỷ lệ thất
nghiệp của LLLĐ ở các địa phương
trong tỉnh không đồng đều.
Vĩnh Phúc có
tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15
tuổi trở lên là 1,47%, thấp hơn 0,58 điểm so
với cả nước và thấp hơn 0,4 điểm
so với vùng ĐBSH. Đa số người dân
đều phải t́m việc làm để nuôi sống
bản thân và gia định cho dù đó là công việc không
phù hợp về tŕnh độ hoặc có thu nhập
thấp… V́ vậy, tỷ lệ thất nghiệp của
LLLĐ ở tỉnh ở mức thấp. Tại
tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp của KVTT cao
hơn KVNT và ở giới nam cao hơn giới nữ.
Đây cũng là t́nh trạng chung của các địa
phương trong cả nước. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là cơ
hội tiếp cận thông tin về việc làm, tŕnh
độ CMKT và khả năng lựa chọn công việc
linh hoạt hơn của lao động nữ và lao
động ở nông thôn. Người lao động ở
nông thôn và là nữ giới dễ dàng chấp nhận có
một công việc giản đơn, thu nhập thấp
để có tiền trang trải phần nào cuộc
sống hơn là không có việc làm, đồng nghĩa
với việc không có nguồn thu cho bản thân và gia
đ́nh.
H́nh 9.6 cho thấy,
theo đơn vị hành chính cấp huyện, tỷ lệ
thất nghiệp có sự khác biệt đáng kể
với biên độ rộng nhất là 1,41 điểm phần
trăm. Địa phương có tỷ lệ thất
nghiệp cao nhất là huyện B́nh Xuyên với 2,33%, thứ
hai là Tam Đảo: 2,27%. Huyện Tam Dương có tỷ
lệ thất nghiệp thấp nhất với 0,92%
người trong LLLĐ không có việc làm. Bài toán
đặt ra cho các nhà quản lư là phải có giải pháp
hiệu quả để thu hút lao động, giải
quyết việc làm tại chỗ ổn định cho
đối tượng thất nghiệp và đối
tượng thiếu việc làm của các huyện, thành
phố trong tỉnh, hạn chế t́nh trạng
người có tŕnh độ CMKT không t́m được
việc làm tại quê nhà mà phải di cư, t́m việc làm
ở địa phương khác.
Toàn tỉnh có 95,48% số
người thất nghiệp hiện đang ở trong
tuổi lao động. H́nh 9.7 minh họa kết quả
TĐT cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của
LLLĐ trong độ tuổi lao động của
tỉnh là 1,58%, cao hơn tỷ lệ thất nghiệp
chung 1,47% của dân số. Tỷ lệ thất nghiệp
của LLLĐ trong độ tuổi lao động cao
hơn tỷ lệ thất nghiệp chung xét trên phạm vi
toàn tỉnh và ở cả khu vực thành thị - nông thôn.
Như vậy, trong khi có một
lực lượng không nhỏ người trên tuổi lao
động của tỉnh đang tham gia vào các hoạt
động kinh tế th́ lại có nhiều người
ở độ tuổi từ 15-60 không t́m được
việc làm, họ đang mong muốn t́m được
công việc phù hợp để ổn định và nâng
cao chất lượng cuộc sống cho bản thâm và gia
đ́nh. Các chính sách về lao động việc làm của
tỉnh nói riêng và Chính phủ nói chung trong thời gian
tới cần quan tâm giải quyết vấn đề
này, đảm bảo thu hút và giải quyết việc làm
cho đông đảo LLLĐ có tŕnh độ, có sức
khoẻ tham gia vào các hoạt động thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xă hội của tỉnh và
cả nước.
b) Cơ cấu dân số của lao
động thất nghiệp
Người
thất nghiệp của tỉnh phổ biến ở
độ tuổi trẻ và người có tŕnh độ
từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng khá
cao trong tổng số người thất nghiệp.
Người thất nghiệp có
độ tuổi từ 15-54 chiếm đa số trong
tổng số người không có việc làm của
tỉnh với 92,7%. Tỷ lệ này cao hơn mức chung
của toàn quốc 01 điểm phần trăm; có
nghĩa là lao động thất nghiệp của tỉnh
có độ tuổi trẻ hơn so với độ
tuổi của lao động thất nghiệp trên
phạm vi cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi 15-54 ở nam giới thấp hơn
so với ở nữ giới (tương ứng là 92,5% và
93,1%).
Lực
lượng thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp
chiếm 40,3% tổng số người thất nghiệp
cả tỉnh. Đây là đối tượng lao
động có cơ hội được đào tạo
tŕnh độ học vấn và CMKT hơn các thế hệ
trước đó nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm
trong cuộc sống và lao động. Đồng thời,
họ khắt khe hơn trong việc chấp nhận
một công việc mang tính thời vụ hoặc không phù
hợp nhu cầu của bản thân, họ cũng dễ
dàng từ bỏ việc làm hiện có để t́m
kiếm công việc khác phù hợp hơn… V́ vậy, tỷ
lệ thất nghiệp của người lao động
độ tuổi này thường chiếm tỷ lệ
cao. Tỷ lệ người ở độ tuổi 15-24
sống tại thành thị thất nghiệp thấp
hơn nông thôn, của giới nam thấp hơn giới
nữ.
Lao động
nữ không có việc làm ít hơn nam giới, chiếm 45,2%
tổng số người thất nghiệp của
tỉnh. Lao động nữ trong độ tuổi 15-24
ở KVTT thất nghiệp chiếm 51,9%; cao hơn KVNT
tới 8,6 điểm phần trăm. Như vậy, cơ
hội có việc làm của nữ thanh niên sống ở
thành thị thấp hơn so với nữ thanh niên sống
ở nông thôn.
Theo kết quả TĐT, người có
tŕnh độ học vấn cao nhất là tốt
nghiệp THPT bị thất nghiệp chiếm tỷ
lệ rất cao, chiếm 34,5% tổng số người
thất nghiệp của tỉnh, tức là hơn 1/3 lao
động hiện không có việc làm của tỉnh có
tŕnh độ cao nhất đạt được là
tốt nghiệp THPT. Người thất nghiệp có tŕnh
độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số lao động thất
nghiệp (13,8%), trong khi người thất nghiệp có
tŕnh độ thấp hơn (sơ cấp, trung cấp)
chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều,
chỉ 5,5%.
Như vậy, lao
động có tŕnh độ cao lại có xu hướng
không có việc làm nhiều hơn lao động tŕnh
độ thấp. Nguyên nhân là do nhóm lao động có tŕnh độ
chuyên môn thấp thường sẵn sàng làm các công việc
giản đơn với mức lương thấp và
không đ̣i hỏi tay nghề cao, trong khi những
người có tŕnh độ học vấn cao lại
cố gắng t́m kiếm công việc với mức thu
nhập và điều kiện làm việc phù hợp hơn;
nhóm lao động có tŕnh độ cao thường yêu
cầu mức thu nhập cao hơn nhóm lao động tŕnh
độ thấp. Bên cạnh đó, chính sách tuyển
dụng nhân công của chủ sử dụng lao
động cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến tỷ lệ này, các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động hiện nay (sản xuất
sản phẩm may mặc, giày da, linh kiện điện
tử…) trên địa bàn hiện tuyển dụng nhân công
có tŕnh độ phổ thông là chủ yếu, chế
độ đăi ngộ của doanh nghiệp đối
với lao động có tŕnh độ thấp cũng
đơn giản hơn lao động tŕnh độ cao.
Xét theo giới tính,
lao động nữ chưa qua đào tạo/đi học
và có tŕnh độ cao nhất đă đạt
được từ cao đẳng trở lên thất
nghiệp nhiều hơn nam giới, ở các tŕnh
độ c̣n lại, người nam thất nghiệp
nhiều hơn người nữ.